Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ Bỏ mả của đồng bào Ba Na ở Gia Lai

Ngọc Thu - 06:27, 25/02/2025

Trong 3 ngày của đầu mùa Xuân hằng năm, đồng bào Ba Na ở làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức Lễ Bỏ mả. Đây là lễ hội lớn, quy tụ đông người tham gia, mang đậm sắc màu văn hóa nhất trong tất cả các lễ hội của cộng đồng Ba Na ở Đông Trường Sơn.

Dân làng Pyang đánh cồng chiêng rộn ràng tiễn đưa người chết
Dân làng Pyang đánh cồng chiêng rộn ràng tiễn đưa người chết

Lễ bỏ mả được người làng Pyang nói riêng và đồng bào Ba Na ở Kông Chro tổ chức trong 3 ngày, từ 21 - 23/2. Năm nay, có 3 gia đình bỏ mả cho người thân, là bà Đinh Thị Loi bỏ mả chồng, bà Đinh Thị Kôn bỏ mả con trai, chị Đinh Bơ bỏ mả mẹ. Tuy là việc riêng của các gia đình, nhưng Lễ Bỏ mả trở thành lễ hội lớn của cộng đồng.

Từ trước đó cả tháng, dân làng Pyang chung tay giúp các gia đình làm nhà mồ, vẽ hoa văn, dựng cột klao, đẽo tượng mồ, chỉnh chiêng…

Gia đình bỏ chuẩn bị tươm tất nghi lễ khóc tiễn đưa người chết lần cuối
Gia đình chuẩn bị tươm tất nghi lễ khóc tiễn đưa người chết lần cuối

Lễ Bỏ mả ở làng Pyang diễn ra trong 3 ngày 2 đêm. Các sinh hoạt văn hóa như cồng chiêng, xoang, uống rượu cần, khóc ma… diễn ra ngày thứ nhất ở khu nhà mồ, ngày thứ 2 ở nhà rông và ngày thứ 3 tại gia đình. Tham gia Lễ Bỏ mả, người dân một số làng lân cận mang rượu cần và gần 10 bộ cồng chiêng đến khu nhà mồ đánh tiễn người chết.

Lễ bỏ mả được xem là cuộc trình diễn nghệ thuật lớn nhất của đồng bào Ba Na
Lễ bỏ mả được xem là cuộc trình diễn nghệ thuật lớn nhất của đồng bào Ba Na

Lễ Bỏ mả được xem là cuộc trình diễn nghệ thuật lớn nhất, mang tính chất tổng hợp tất cả các loại hình nghệ thuật dân gian như kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, trình diễn của người Ba Na để tiễn người chết về “thế giới bên kia”, “giải thoát” hoàn toàn mọi sự ràng buộc của người sống đối với người chết. Đây cũng là sự chia sẻ của cộng đồng các làng với gia đình bỏ mả, tạo nên sự cố kết cộng đồng trên một vùng đất.

Tin cùng chuyên mục
Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit, Di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 2000, nằm tại thôn Bình Hiếu, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi người Chăm địa phương hương khói phụng thờ, hiện do Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp (cũ) Hắc Văn Quang Huy làm Trưởng Ban quản lý.