Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Photo

Lễ Cấp sắc - Nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Dao

Hà Minh Hưng - 16:57, 03/03/2022

Lễ Cấp sắc, còn gọi là lễ “Tủ cải” của người Dao nói chung và người Dao Đầu bằng huyện Tam Đường (Lai Châu) nói riêng thường được tổ chức vào những tháng đầu năm mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong cuộc đời người đàn ông. Người Dao nơi đây quan niệm, chỉ khi được “sắc phong”, người con trai mới chính thức được phép tham gia gánh vác công việc gia đình, cộng đồng.

Trước khi thụ lễ phong sắc, các đệ tử phải được thầy cúng truyền dạy chữ nôm Dao
Trước khi thụ lễ phong sắc, các đệ tử phải được thầy cúng truyền dạy chữ nôm Dao

Lễ Cấp sắc là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Dao, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội. Nghi lễ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao nói chung và dân tộc Dao Đầu bằng ở Lai Châu nói riêng.

Tranh thờ, sớ, văn tự đều được thể hiện bằng chữ nôm Dao và trên chất liệu giấy dó truyền thống
Tranh thờ, sớ, văn tự đều được thể hiện bằng chữ nôm Dao và trên chất liệu giấy dó truyền thống
Tranh thờ, sớ, văn tự đều được thể hiện bằng chữ nôm Dao và trên chất liệu giấy dó truyền thống
Tranh thờ, sớ, văn tự đều được thể hiện bằng chữ nôm Dao và trên chất liệu giấy dó truyền thống
Thầy cúng làm dấu trước khi thực hiện lễ Cấp sắc
Thầy cúng làm dấu trước khi thực hiện lễ Cấp sắc
Múa trống trước bàn thờ chính - một hình thức diễn xướng trong lễ Cấp sắc của đồng bào Dao
Múa trống trước bàn thờ chính - một hình thức diễn xướng trong lễ Cấp sắc của đồng bào Dao
Từ nhà đến nơi làm lễ Cấp sắc, người được thụ lễ phải đội nón, đi cúi đầu
Từ nhà đến nơi làm lễ Cấp sắc, người được thụ lễ phải đội nón, đi cúi đầu
Ngũ đài được dựng ở bãi đất rộng, là trung tâm của bản
Ngũ đài được dựng ở bãi đất rộng, là trung tâm của bản
Thầy cúng chính (thầy cả) làm lễ, các thầy phụ (thầy con) lên ngũ đài xin phép thần linh, trước khi rước người được thụ lễ lên đài
Thầy cúng chính (thầy cả) làm lễ, các thầy phụ (thầy con) lên ngũ đài xin phép thần linh, trước khi rước người được thụ lễ lên đài
Thầy cúng chính (thầy cả) làm lễ, các thầy phụ (thầy con) lên ngũ đài xin phép thần linh, trước khi rước người được thụ lễ lên đài
Thầy cúng chính (thầy cả) làm lễ, các thầy phụ (thầy con) lên ngũ đài xin phép thần linh, trước khi rước người được thụ lễ lên đài
Nghi thức quan trọng nhất trong lễ Cấp sắc là rơi từ trên ngũ đài xuống, phía dưới có các thầy và cộng đồng đỡ bằng dây gai, có nghĩa là từ đây người đàn ông đã trưởng thành.
Nghi thức quan trọng nhất trong lễ Cấp sắc là rơi từ trên ngũ đài xuống, phía dưới có các thầy và cộng đồng đỡ bằng dây gai, có nghĩa là từ đây người đàn ông đã trưởng thành.
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Vào những ngày đầu Đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà Rông sừng sững, đồng bào Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.