Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Lễ cúng tôn vinh cây chè Tổ Suối Giàng 2022

Tuấn Ninh - Phạm Thái - 14:51, 24/09/2022

Để tỏ lòng thành kính, biết ơn trời đất, các thần linh đã phù hộ cho Nhân dân một năm mưa thuận gió hòa, có những nương chè tươi tốt, bội thu, sáng ngày 24/9, theo nghi lễ truyền thống, người Mông Suối Giàng tổ chức lễ cúng cây chè Tổ. Lễ cúng cây chè vừa thể hiện nét văn hoá tâm linh, vừa chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, tạo nên nét đẹp độc đáo của Suối Giàng.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Đoàn rước lễ cúng cây chè tổ Shan Tuyết
Đoàn rước lễ cúng cây chè tổ Shan Tuyết

Theo các bậc cao niên, khi mới đến định cư, nơi đây chỉ có vài nóc nhà, cuộc sống đói rét, lầm than, tăm tối, người Mông chỉ biết cặm cụi làm ăn: Trồng ngô, trồng lúa và săn bắt. Nhờ trời, nhờ ơn Đảng và Chính phủ, người Mông có cây chè quý, có được nguồn thu đáng kể, có công ăn việc làm, xoá được cái đói, giảm được cái nghèo, đời sống có nhiều tiến bộ.

Cây Chè Shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước ở đây nên xanh tốt, đồng bào Mông không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Bởi vậy chè cổ thụ rất được thị trường ưa chuộng, vì ngoài chất lượng tuyệt hảo thì chè Shan còn là chè sạch tuyệt đối.

Bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa, hàng chục năm qua cây chè Suối Giàng còn được người dân ở đây khai thác mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo. Suối Giàng có tới 98% dân cư là người Mông. Họ sống với nghề hái chè và sản xuất chè từ đời này qua đời khác. Mỗi sân nhà đều có vài gốc chè, mỗi gia đình đều có người làm nghề chè. Vì vậy, chè không chỉ là niềm tự hào mà còn là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân nơi đây.

Những mâm lễ để cúng cây chè tổ
Những mâm lễ để cúng cây chè tổ
Thầy cúng chủ trì thực hiện nghi lễ cúng cây chè tổ
Thầy cúng chủ trì thực hiện nghi lễ cúng cây chè tổ
Ông Giàng A Đằng, Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng thực hiện nghi lễ cúng cây chè tổ
Ông Giàng A Đằng, Bí thư Đảng ủy xã Suối Giàng thực hiện nghi lễ cúng cây chè tổ


Niềm hân hoan của người dân xã Suối Giàng khi tham gia lễ cúng cây chè tổ
Niềm hân hoan của người dân xã Suối Giàng khi tham gia lễ cúng cây chè tổ
Đông đảo người dân xã Suối Giàng tham dự buổi lễ
Đông đảo người dân xã Suối Giàng tham dự buổi lễ

Hiện cả xã Suối Giàng có trên 500 ha chè Shan trong đó có quần thể 400 cây chè Shan trên 100 năm tuổi đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt 600 tấn. Năm 2013, sản phẩm chè Suối Giàng đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền.

 

Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…