Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ hội đua thuyền Tứ linh được Công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nguyệt Anh (T/h) - 22:00, 27/04/2021

Ngày 27/4, UBND huyện Lý Sơn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đua thuyền Tứ linh.

Lễ hội đua thuyền Tứ linh tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Lễ hội đua thuyền Tứ linh tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Theo văn tế tiền hiền, Lễ hội đua thuyền Tứ linh được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1826. Từ đó, Lễ hội được người dân Lý Sơn tổ chức hằng năm vào dịp Tết cổ truyền và các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương.

Lễ hội được người dân đất đảo bảo tồn và phát triển đến ngày hôm nay nhằm tri ân các vị tiền hiền đã có công khai khẩn, mở mang và xây dựng đất đảo. Lễ hội còn để tưởng nhớ đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa giong buồm ra khơi dựng bia cắm mốc chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam…

Thuyền đua ở Lý Sơn mang biểu tượng tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trước đây, người dân tổ chức lễ hội còn để thi thố tài năng điều khiển thuyền đua trên biển nhằm tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội sung vào đội Hoàng Sa, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Với vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa lâu đời của người dân Lý Sơn, đến tháng 9/2020, Lễ hội đua thuyền Tứ linh được Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vui, niềm tự hào lớn đối với người dân đất đảo, là cơ hội để người dân tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị mà cha ông để lại.

Ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian qua, huyện đã thường xuyên tái hiện không gian lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán, dịp lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, sự kiện Tuần lễ Văn hóa - Du lịch. Lý Sơn sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền về bảo tồn văn hóa phi vật thể để người dân có ý thức bảo vệ di sản, đặc biệt là phải gìn giữ nguyên trạng hình thù bộ đầu, đuôi tứ linh từ xưa.



Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…