Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Liên hoan Văn hóa dân tộc lần thứ XIX tỉnh Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 05:11, 27/07/2022

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa vừa phối hợp UBND Tp. Sầm Sơn và UBND huyện Quảng Xương tổ chức Liên hoan Văn hóa dân tộc lần thứ XIX và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2022.

Các đơn vị trình diễn trang phục của dân tộc mình tại Liên hoan
Trình diễn trang phục của dân tộc tại Liên hoan

Trong khuôn khổ Liên hoan lần này, có hơn 1.000 nghệ nhân dân gian, diễn viên, nhạc công tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng của các đoàn nghệ thuật đến từ 26 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Nhiều chương trình, tiết mục đặc sắc được trình diễn với sự tham gia của 26 đoàn nghệ nhân dân gian cùng các tiết mục trình diễn các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc; những sáng tác mới ca, múa, nhạc mang âm hưởng bản sắc dân gian; ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống lao động, tình yêu đôi lứa, tình đoàn kết các dân tộc anh em và những thành tựu kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.

Tiết mục múa hát Người Mèo ơn Đảng của huyện Mường Lát
Tiết mục múa hát Người Mèo ơn Đảng của huyện Mường Lát

Điển hình như chương trình thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc Thanh Hóa. Qua phần trình diễn, những bộ trang phục được thiết kế sinh động, hoa văn phong phú, đa dạng gắn bó với đời sống hàng ngày của các dân tộc đã góp phần tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc rực rỡ, như một vườn hoa mang đậm hương sắc văn hóa xứ Thanh. Đây là phần thi độc lập không nằm trong chương trình văn nghệ dân gian.

Liên hoan sẽ bế mạc vào ngày 27/7 với lễ tổng kết, trao giải
Liên hoan sẽ bế mạc vào ngày 27/7 với lễ tổng kết, trao giải

Liên hoan Văn hóa dân tộc lần thứ XIX và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Thanh Hóa - 2022 là dịp để khai thác, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Thanh; là cơ hội để các nghệ nhân, diễn viên, nhạc công trong tỉnh được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, không ngừng sáng tạo, biểu diễn và truyền dạy di sản văn hóa nghệ thuật dân gian; góp phần tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục truyền thống của đồng bào DTTS; tăng cường sức mạnh khối Đại đoàn kết cộng đồng dân cư các vùng miền xứ Thanh.

Liên hoan sẽ bế mạc vào ngày 27/7, với lễ tổng kết, trao giải.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.