Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lộc Hưng (Tây Ninh): Dưa hấu chết hàng loạt khi đến kỳ thu hoạch

PV - 14:36, 08/05/2019

Thời điểm này, ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu, nhưng bà con nông dân ở tổ 5, ấp Lộc Thành đang lâm vào cảnh nợ nần bởi khoảng 20ha dưa hấu của bà con đã bị héo rũ rồi chết hẳn không cho thu hoạch.

Bà con nông dân xót xa khi chứng kiến ruộng dưa héo rũ, chết dần. Bà con nông dân xót xa khi chứng kiến ruộng dưa héo rũ, chết dần.

Nông dân Phạm Văn Cường trồng khoảng 1ha dưa hấu giáp ranh với khu nhà xưởng của Công ty T.P (kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi và thuộc da cá sấu) cho biết: Trong năm, người dân làm ruộng tại đây canh tác hai vụ lúa, một vụ dưa hấu và một vụ bắp. Vụ dưa hấu được xem là thu nhập chính của bà con, bởi nguồn lợi thu được cao gấp đôi so với hai loại cây trồng còn lại.

Người trồng dưa bỏ ra khoảng 30 đến 40 triệu đồng để đầu tư cho 1ha dưa hấu, khi bán dưa thu được khoảng 100 triệu đồng (trong đó lãi từ 60 đến 70 triệu đồng). Thế nhưng năm nay, khoảng 20ha dưa hấu của bà con tại cánh đồng này bị mất trắng. “Chúng tôi nghi ngờ do khí thải của Công ty T.P gây ra”, anh Cường nói.

Đồng ý kiến với anh Cường, chị Nguyễn Thị Lài-một nông dân khác cũng trồng khoảng 7 công dưa hấu cho biết, dưa phát triển xanh tốt, nước tưới luôn đầy đủ, đột nhiên chỉ trong vài ngày, dây dưa héo rũ dần rồi chết hẳn hàng loạt.

Ông Trương Tấn Đạt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện (NN&PTNT) Trảng Bàng cho biết, sau khi nhận được phản ánh từ người dân, phòng phối hợp với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, UBND xã khảo sát thực tế tại cánh đồng dưa hấu của bà con và lấy mẫu đất và dây dưa hấu gửi đến Viện Nghiên cứu công nghệ sinh học và Môi trường (Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) để xét nghiệm. Kết quả được xác định nguồn gây bệnh là do nấm Fusarium sp, đây là tác nhân chính gây chết trên cây dưa hấu với triệu chứng điển hình là héo rũ vàng. Bệnh gây hại thích hợp trong điều kiện PH thấp, đất úng ngập; đất trồng độc canh cây họ bầu bí dưa cũng là nguy cơ bị nhiễm bệnh cao.

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.