Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lộc Thành nỗ lực giảm hộ nghèo DTTS

Điểu Vĩnh - 14:58, 30/03/2020

Năm qua, xã Lộc Thành được huyện Lộc Ninh (Bình Phước) giao chỉ tiêu giảm 29 hộ nghèo, trong đó có 18 hộ DTTS. Với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền cùng sự nỗ lực phấn đấu của người dân, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo, công tác xóa nghèo của xã đã đạt thành quả đáng ghi nhận.

Mô hình chăn nuôi dê xóa đói giảm nghèo của phụ nữ xã Lộc Thành
Mô hình chăn nuôi dê xóa đói giảm nghèo của phụ nữ xã Lộc Thành

Năm qua, xã Lộc Thành được huyện Lộc Ninh (Bình Phước) giao chỉ tiêu giảm 29 hộ nghèo, trong đó có 18 hộ DTTS. Đây là một trong những chỉ tiêu khó thực hiện đạt bởi Lộc Thành là xã biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn với gần 45% số hộ người DTTS, hộ nghèo hơn 10% tổng số hộ và phần lớn là người DTTS. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền cùng sự nỗ lực phấn đấu của người dân, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo, công tác xóa nghèo của xã đã đạt thành quả đáng ghi nhận.

Gia đình anh Triệu Đình Tư là 1 trong 18 hộ người DTTS thoát nghèo trong năm 2019, do nguồn thu và điều kiện kinh tế gia đình hiện khá ổn định với thu nhập bình quân mỗi năm 40 - 50 triệu đồng từ vườn điều và đi làm thêm. 

Cuộc sống gia đình anh chỉ thay đổi từ khi chuyển về sinh sống tại khu định canh, định cư thuộc Chương trình 33 ở ấp Cần Dực, xã Lộc Thành vào năm 2013. Gia đình anh được cấp 1 căn nhà và 1ha đất sản xuất, được hỗ trợ bình xịt thuốc bằng điện và khoảng 200kg phân bón mỗi năm, giúp anh có điều kiện chăm sóc vườn điều tốt hơn. Năm 2019, vườn điều gia đình anh thu khoảng 1 tấn hạt. Anh còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi làm thêm, bình quân mỗi tháng được 4 - 5 triệu đồng. Hằng tháng có thu nhập đều đặn, lại chi tiêu hợp lý nên gia đình anh tiết kiệm mua được nhiều vật dụng đắt tiền, như tivi, xe máy, tủ lạnh... 

Thoát nghèo, kinh tế ổn định, anh Tư càng phấn đấu, nỗ lực hơn để vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá. Anh Tư cho biết: “Trước khi vào ở khu tái định canh, định cư, gia đình không có đất sản xuất nên điều kiện kinh tế rất khó khăn, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Từ ngày được cấp nhà, cấp đất, tôi động viên vợ và các con cố gắng chăm sóc tốt vườn điều và kiếm việc làm thêm. Thoát nghèo, gia đình tôi rất mừng!”.

Được cấp nhà ở và đất sản xuất, những năm đầu, vợ chồng trẻ Hoàng Văn Thường và Mạc Thị Nga ở khu định canh, định cư ấp Cần Dực trồng xen cây mì và hoa màu trong vườn cây công nghiệp lấy ngắn nuôi dài. Có nguồn thu, anh mua máy phát cỏ, bình xịt thuốc vừa phục vụ sản xuất của gia đình vừa đi làm thuê kiếm thêm thu nhập mỗi khi rảnh rỗi. 

Năm 2018, anh Thường đầu tư trồng 150 nọc tiêu bằng trụ sống, nhưng do thiếu kinh nghiệm và nước tưới vào mùa khô nên vườn tiêu phát triển kém. Với bản tính cần cù, anh cố gắng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để chăm sóc vườn tốt hơn. Nhờ đó, cuối năm 2019, gia đình anh thoát nghèo. 

Năm 2019, Lộc Thành hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo huyện giao. Kết quả này cho thấy, hiện nay đồng bào DTTS đã có sự thay đổi lớn về nhận thức, tư tưởng và lối sống. Ông Ngô Văn Trạm, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Thành cho biết: Thực hiện dự án giảm 1.000 hộ nghèo DTTS của tỉnh, đến nay xã được cấp 13 con bò sinh sản hỗ trợ hộ nghèo và nhiều loại nông cụ phục vụ sản xuất. Cùng sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, sự phấn đấu nỗ lực của người dân, công tác giảm nghèo của Lộc Thành sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.