Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lội bùn đến lớp xóa mù chữ

Đào Thọ - 11:14, 24/06/2020

Dù có nhiều hôm trời mưa, hàng chục chị em phụ nữ người Mông ở vùng biên giới Nghệ An vẫn mang ủng vượt qua những quãng đường bùn lầy để tham gia lớp học xóa mù chữ, với mong muốn viết được tên mình, viết được giấy khai sinh cho con…

Một buổi học của các học viên lớp xóa mù chữ người Mông.
Một buổi học của các học viên lớp xóa mù chữ người Mông.

Hơn 7 giờ sáng ngày cuối tuần, từng tốp phụ nữ ở bản Phù Quặc 3, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) mang ủng vào chân để rời nhà đến lớp học. Dù đã hết thời gian giãn cách xã hội, nhưng các chị em duy trì vẫn mang theo khẩu trang khi đến lớp.

Thầy giáo Hạ Giống Xênh phụ trách lớp cũng lội bùn hơn 1 giờ đồng hồ mới vào đến bản để dạy học. “Biết đường khó đi nên hôm nay, tôi phải dậy từ sớm tranh thủ ăn sáng rồi đi bộ vào đây. Bình thường đường khô ráo đi xe máy còn khó, còn trời mưa thế này thì chỉ lội bùn, vượt núi mà đi thôi”, thầy Xênh cho biết.

Lớp học diễn ra trong không khí vui vẻ. Sau những ngày nghỉ kéo dài, không ít người đã quên hết kiến thức, thầy Xênh phải đi đến từng người hướng dẫn từng học viên cách cầm bút, đọc từng chữ, tính toán từng phép tính đơn giản.

Ông Xồng Vả Mềnh sáng nay cũng bỏ hết việc nhà để cùng vợ là bà Lầu Y Xềnh đến trường. Ông lo vợ mình đã quên hết chữ thầy dạy nên không tự tin khi quay lại lớp học, bởi vậy ông phải đi theo để động viên vợ. Ông Vả Mềnh chia sẻ, cả tuần được một bữa học, phải cố gắng thôi. Bản thân ông không biết chữ đã khổ lắm rồi, ở nhà 2 vợ chồng đi khai sinh cho con mà chẳng biết cán bộ ghi có đúng không. Rồi những lúc con đi học về, nó muốn hỏi bài nhưng mình không biết chữ, đành chịu. Nỗi khổ tâm ấy thôi thúc ông luôn động viên vợ dừng công việc nương rẫy để cố học cho được cái chữ.

Tương tự bà Lầu Y Mái khi quay lại lớp học đã được con gái Xồng Y Xài ngồi bên cạnh để “gia sư”. Y Xài năm nay học lớp 9 ở trường xã, ngày nghỉ cuối tuần, em tranh thủ theo mẹ đến lớp để kèm cặp thêm cho mẹ. Bà Y Mái tâm sự, ngày trước, gia đình khó khăn không được học hành, bây giờ đã qua cái tuổi 40 rồi mới tranh thủ đi học. Dù muộn còn hơn cả đời không đọc được cái chữ, viết được cái tên mình. Đến bây giờ, bà đã biết làm những phép tính đơn giản trong phạm vi từ 1 đến 10, biết ký tên khi đi nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo. Vậy là vui rồi!

Thầy giáo Hạ Giống Xênh nhận xét: “Học viên người Mông ở đây rất chăm chỉ, dù điều kiện khó khăn nhưng chưa bỏ học buổi nào. Ngoài thời gian học ở lớp, chúng tôi còn tranh thủ đến tận từng nhà dạy phụ đạo thêm cho các chị, nhất là những người tái mù chữ do ảnh hưởng của dịch Covid-19”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Sửu, chuyên viên phụ trách công tác xóa mù của huyện Kỳ Sơn cho biết: “Trong năm 2019, huyện đã mở 12 lớp xóa mù chữ với 147 học viên. Tuy nhiên, hầu hết chị em là người DTTS đều ở độ tuổi 15 đến 45, lại là lao động chính trong gia đình nên phải bố trí thời gian hợp lý nhất để học. Ngoài việc học trên lớp, chúng tôi còn thường xuyên cử giáo viên đến tận nhà để nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh của học viên, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho chị em học tập”.

Trong năm 2019, huyện đã mở 12 lớp xóa mù chữ với 147 học viên. Tuy nhiên, hầu hết chị em là người DTTS đều ở độ tuổi 15 đến 45, lại là lao động chính trong gia đình nên phải bố trí thời gian hợp lý nhất để học. Ngoài việc học trên lớp, chúng tôi còn thường xuyên cử giáo viên đến tận nhà để nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh của học viên, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho chị em học tập”.

Ông Phạm Ngọc Sửu, chuyên viên phụ trách công tác xóa mù của huyện Kỳ Sơn


Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.