Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Xóa mù chữ cho đồng bào vùng biên xứ Thanh

Quỳnh Chi - 10:46, 30/12/2019

Bản Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có một lớp học khá đặc biệt do các chiến sĩ Đồn Biên phòng Quang Chiểu tổ chức. Lớp học có phòng học được tận dụng từ nhà văn hóa của bản; thời gian dạy học là 19h từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần; học viên là 38 chị em phụ nữ người dân tộc Khơ -mú sống ở bản Lách và số ít ở bản Chanh, tuổi từ 20 đến 40.

Các học viên chăm chú nghe giáo viên giảng bài
Các học viên chăm chú nghe giáo viên giảng bài

Đại úy Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng đội Hoạt động quần chúng Đồn Biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát là 1 trong 3 giáo viên đảm nhiệm dạy lớp này, cho biết: Thực hiện Chương trình Bộ đội Biên phòng đồng hành cùng phụ nữ vùng biên, sau khi rà soát tỷ lệ tái mù chữ tại các địa bàn, thì bản Lách có tỷ lệ mù chữ cao. Vì thế, Đồn đã triển khai lớp học xóa mù chữ tại bản này. Mỗi lớp học được tổ chức trong 3 tháng, đây là lớp học thứ hai anh đứng lớp. Trước đó, đã có các lớp được triển khai ở các bản khác như Suối Tút, Con Dao (xã Quang Chiểu). Kết quả sau khi kết thúc khóa học, các học viên cơ bản đều biết đọc, biết viết.

“Ban đầu, lớp học cũng chỉ mới có một số ít học viên. Nhưng sau vài ngày hoạt động, chị em đã nhận thức được việc cần thiết của việc học chữ, vì thế, nhiều người đã đến đăng ký theo học. Nhiều chị không bỏ sót buổi học nào”, thầy giáo mang quân hàm xanh Nguyễn Văn Cường cho biết.

Theo Đại úy Cường: Điều khó khăn nhất trong việc dạy lớp xóa mù chữ là khác biệt ngôn ngữ. Đa phần các học viên không nói được tiếng Kinh, không hiểu được hết những lời giáo viên truyền đạt. Nhưng một thời gian làm quen lớp học, các chị em đã tự giác đến lớp đúng giờ, các giờ học cũng chăm chú và tập trung nghe giảng. Hiện tại nhiều học viên đã có thể đánh vần được mặt chữ và tự viết được tên mình.

Chị Lương Thị Yên (SN 1990) chia sẻ: “Do gia đình nghèo, phải ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy nên không được đi học. Không biết chữ khổ lắm, muốn dùng điện thoại để đọc tin tức, hay gọi điện, nhắn tin cũng không biết. Giờ tôi khao khát được biết chữ nên đã đăng ký đi học”.

Học viên lớn tuổi nhất lớp hiện nay là chị Cút Thị Bao (38 tuổi). Chị Bao chia sẻ, không biết chữ là điều thiệt thòi. Ngoài giờ học trên lớp, về nhà, chị còn học chữ cùng với cháu nội đang học tiểu học. “Các thầy dạy rất nhiệt tình và dễ hiểu. Giờ tôi đã đánh vần, ghép chữ được rồi”, chị Bao vui vẻ nói.

Ông Trịnh Văn Xôm, Trưởng bản Lách cho biết, hằng ngày ông cũng lên lớp học với vai trò là trưởng lớp, theo dõi, đôn đốc bà con học tập. Nhiều khi làm phiên dịch, cầu nối giữa học viên và giáo viên. “Chúng tôi rất cảm ơn Bộ đội Biên phòng đã quan tâm, mở lớp học cho bà con bản Lách, để nhiều người biết được cái chữ”, ông Xôm nói.

Tại huyện Mường Lát, ngoài lớp học xóa mù chữ của Đồn Biên phòng Quang Chiểu, còn có lớp học do Ban quản lý Dự án 174, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5 triển khai. Từ tháng 8/2018 đến nay, Đoàn cũng đã mở được 5 lớp, xóa mù chữ cho hơn 200 học viên là đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.