Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Lũ không chỉ cô lập nhiều bản làng miền núi mà còn “quần thảo” vùng đồng bằng ở Nghệ An

Thanh Hải - 11:42, 24/07/2025

Sau hơn 1 ngày "quần thảo" vùng miền núi, khiến nhiều bản làng bị cô lập, thì rạng sáng ngày 24/7, lũ đang lên nhanh ở các xã vùng trung du, đồng bằng dọc bờ sông Cả ở Nghệ An. Nước ngập đến đâu, công cuộc chạy lũ lại hối hả đến đó.

Sơ tán người và tài sản sáng 24/7 ở xã Vĩnh Tường - Ảnh: CTV
Sơ tán người và tài sản sáng 24/7 ở xã Vĩnh Tường - Ảnh: CTV

Chiều tối 23/7, nước sông Cả dâng nhanh khiến nhiều khu dân cư tại các xã vùng trũng như Vĩnh Tường, Nhân Hoà, Anh Sơn, Yên Xuân… bị ngập sâu, chia cắt. Tại thôn Đỉnh Hợp, xã Nhân Hòa, nước tràn vào từ chập tối và sau vài giờ thì đã ngập sâu nhiều nhà dân, khiến hàng chục hộ bị cô lập. 

Ông Nguyễn Đức Thắng – một hộ dân ở thôn Đỉnh Hợp nói: Lũ về quá nhanh. Sau mấy tiếng đã từ mấp mé cổng mà vào tận nhà. Cũng may bà con trong xóm hỗ trợ nhau kê cao tài sản, di chuyển vật nuôi và sơ tán người từ sớm.

Bí thư Đảng ủy xã Anh Sơn Nguyễn Hữu Sáng trực tiếp chỉ đạo các lực lượng sơ tán người và tài sản vùng bị ngập lũ sáng 24/7 - Ảnh: CTV
Bí thư Đảng ủy xã Anh Sơn Nguyễn Hữu Sáng trực tiếp chỉ đạo các lực lượng sơ tán người và tài sản vùng bị ngập lũ sáng 24/7 - Ảnh: CTV

“Sống chung với lũ”, người dân không chỉ luôn đề cao cảnh giác, mà còn tương trợ lẫn nhau trong hoạn nạn. Họ đã chủ động dùng xuồng máy, thiết bị nổi để di chuyển trong vùng ngập, hỗ trợ người dân di dời, cảnh báo người dân sớm di chuyển đến nơi an toàn

Thông tin từ Chủ tịch UBND xã Nhân Hòa - ông Đặng Đình Lục: Hiện toàn xã có 26 thôn  bị ngập cả, riêng 126 hộ bắt buộc phải di dời vì nguy hiểm. Công tác ứng cứu, hỗ trợ người dân được thực hiện từ sớm và rất khẩn trương.

Lực lượng công an xã Yên Xuân kê cao tài sản cho người vùng lũ - Ảnh: CTV
Lực lượng công an xã Yên Xuân kê cao tài sản cho người vùng lũ - Ảnh: CTV

Nước sông Cả cũng đã gập ngập úng nhiều thôn, xóm của các xã xung quanh. Để ứng phó với lũ lụt, lãnh đạo xã Vĩnh Tường đã quyết định thành lập 3 tổ ứng phó nhanh, huy động 100% cán bộ, công chức bám cơ sở, phối hợp cùng người dân di dời đồ đạc, tài sản, tổ chức nơi ở tạm thời.

Ông Đặng Anh Tân – Phó Chủ tịch UBND xã thông tin: Đêm 23/7, cả xã thức trắng chạy lũ. Tất cả đều tập trung cho mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.

Nằm kề liền sông Cả, thế nên, những thiệt hại do lũ về với xã Anh Sơn là không hề nhỏ. Thống kê sơ bộ đến 10h sáng 24/7, cả xã đang có 2.400 hộ bị cô lập, 45 hộ phải di dời khẩn cấp, hàng trăm nhà dân bị ngập lũ. 

Những hộ dân bị ngập lũ đã được di dời đến tạm trú tại nhà văn hóa xã Nhân Hòa - Ảnh: CTV
Những hộ dân bị ngập lũ đã được di dời đến tạm trú tại nhà văn hóa xã Nhân Hòa - Ảnh: CTV

Bí thư Đảng ủy xã Anh Sơn Nguyễn Hữu Sáng cho hay: Cả xã có đến 20 tuyến đường bị cô lập, 12 thôn bị chia cắt hoàn toàn do ngập nước. Cả hệ thống chính trị từ xã đến các thôn xóm đang tích cực bám nắm địa bàn, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân di tản người và tài sản đến nơi an toàn. Nhiều hộ vùng ngập đã được di chuyển đến nhà văn hóa thôn, xóm an toàn.

Lũ về, thiệt hại là điều khó tránh. Nhưng sự có mặt kịp thời, đồng hành sát sao, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo địa phương hơn lúc nào hết đã tiếp thêm niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho người dân.

Tin cùng chuyên mục
Gieo yêu thương trong ngày lũ dữ

Gieo yêu thương trong ngày lũ dữ

Ở tâm lũ miền Tây xứ Nghệ, không thấy gì ngoài những lớp bùn non dày hàng mét, những núi rác khổng lồ, những khuôn mặt mệt mỏi, bờ phờ vì chạy lũ, dọn dẹp sau lũ… Thế nên, những suất cơm thiện nguyện dường như là lí do để mỗi người dân vùng lũ thêm vững tin, thêm động lực trong những ngày chống chọi với thiên tai.