Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Sắc màu 54
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái
Vũ Mừng - Thanh Nam
-
13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tweet
03-05-2024
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…
02-05-2024
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm
Giải đua hội tụ 64 nài ngựa chuyên nghiệp từ 5 đoàn là Bắc Hà (Lào Cai), Bát Xát (Lào Cai), Hàm Yên (Tuyên Quang), Phù Yên (Sơn La) và Đoàn Yên Bái liên kết, mang đến nhiều màn trình diễn tốc độ mãn nhãn, xoay quanh nét văn hóa đậm đà của các dân tộc anh em vùng Tây Bắc
Trong không khí náo nhiệt của nhịp đua nghẹt thở và những cờ, trống, khèn vang lên dồn dã, Giải đua ngựa Tây Bắc đã thu hút nhiều người dân cao nguyên và du khách tới cổ vũ, hòa mình vào nếp sống cao nguyên
Những “tuấn mã” dưới sự điều khiển điêu luyện của nài ngựa đã có những màn trình diễn xuất sắc, những cú bứt tốc ngoạn mục để tranh ngôi vô địch danh giá
Đây là lần thứ 2 trong năm 2024 giải đua ngựa tại Yên Bái được tổ chức. Như vậy, hiện ở miền Bắc có hai nơi có tổ chức hội đua ngựa, là Nghĩa Lộ (Yên Bái) và Bắc Hà (Lào Cai). Ở miền Trung có Hội đua ngựa gò Thì Thùng (Phú Yên)
Những cuộc hành trình trên lưng ngựa không chỉ phản ánh khát vọng bám trụ với sự nghiệp nài ngựa, mà cũng đại diện cho văn hóa Tây Bắc rực rỡ, còn đang tìm kiếm một hướng phát triển bền vững trong dòng chảy du lịch hiện đại
Sức nóng của giải đua càng tăng lên khi nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. 64 ngựa đua cùng tranh tài đem đến những phút giây nghẹt thở, kịch tính với những pha bứt tốc giành giật nhau từng mét
Ở giải đua này, những nài ngựa đều “đua mộc” - không có yên cương, không có bàn đạp giữ chân, mà chỉ buộc ngựa bằng dây thừng, tay cầm dây cương.
Việc điều khiển ngựa và giữ thăng bằng trên lưng ngựa hoàn toàn phụ thuộc vào sự gắn bó, tập luyện, phối hợp ăn ý giữa người và ngựa, cũng như sức bền và sự dẻo dai của nài ngựa
Giải đua diễn ra trên một trong những đường đua đẹp nhất Tây Bắc, được nài ngựa và khán giả đánh giá cao về không gian kiến trúc, độ rộng và an toàn của đường đua
Cung đường đua cũng được thiết kế tỉ mỉ để bảo đảm trải nghiệm đua ngựa và cổ vũ. Vì lẽ đó, cuộc đua không xảy ra bất cứ chấn thương đáng tiếc nào trong suốt thời gian diễn ra giải đua
Có thể thấy, đây chính là cơ hội để Mường Lò, Nghĩa Lộ, Yên Bái đem những đặc trưng văn hóa đến gần hơn với công chúng, từng bước xây dựng những viên gạch đầu tiên cho hành trình du lịch xanh, phát triển kinh tế bền vững tại khu du lịch này. Giải đua ngựa Tây Bắc tại Shanrila Mường Lò cũng khích lệ tinh thần bà con Nghĩa Lộ để đưa ngựa trở lại đường đua và cùng tham gia tranh tài trong mùa đua vào những năm tiếp theo
Sau những lượt đua kịch tính, ngựa đua số 51 do Nài ngựa Nông Văn Nghinh - Tuyên Quang (bên trái) cầm cương đã xuất sắc cán đích đầu tiên, giành chiếc cúp Vô địch danh giá
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024
Yên Bái
Nghĩa Lộ
Đua ngựa
Đua ngựa Tây Bắc
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024
Phú Thiện (Gia Lai): Tổ chức lễ hội cầu mưa, Hội thi văn hóa thể thao các DTTS
Tin cùng chuyên mục
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Kiều Maily tâm huyết bảo tồn văn hóa Chăm
Cao Bằng: Khởi động quy trình xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
"Giỗ Tổ Hùng Vương 2025: Hành trình về nguồn"
Gia Lai: Hơn 900 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh năm 2025
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Kiên Giang: Sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp Đoàn công tác Ban trị sự GHPGVN tỉnh đến thăm và làm việc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ khánh thành và Kiết giới Sima Chánh điện
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”