Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau đắng đất

TK - 09:11, 07/09/2020

Rau đắng đất hay còn gọi là rau đắng lá vòng, có tác dụng kiện vị, sát trùng, nhuận tràng. Theo Đông y, toàn cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị, lợi tiểu, nhuận gan, hạ nhiệt... Sau đây là một số bài thuốc từ cây rau đắng đất.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau đắng đất

1. Bài thuốc giúp giải độc và duy trì chức năng gan

Chuẩn bị: Ké đầu ngựa, rau đắng đất, dây khổ qua và cỏ xước mỗi thứ 6g, cam thảo 3g, dành dành và nhân trần mỗi thứ 5g.

Thực hiện: Đem các vị tán bột rồi luyện thành viên hoặc sắc lấy nước uống, nên dùng trước khi ăn.

2. Bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mề đay mẩn ngứa và dị ứng

Chuẩn bị: Cả cây tươi.

Thực hiện: Rửa sạch và giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da nổi mụn nhọt, ghẻ và ngứa ngáy.

3. Bài thuốc lợi mật, thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan và thông tiện

Chuẩn bị: Hạt bìm bìm biếc 2g, lá atiso 15g và toàn cây rau đắng 12g.

Thực hiện: Dùng các vị sắc lấy nước uống.

4. Bài thuốc điều trị đau gan

Chuẩn bị: Cây cứt quạ và cây rau đắng đất bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, để ráo và nấu nhừ, lược bỏ bã và đun nhỏ lửa cho thành cao. Sau đó thêm 1 ít mật ong vào và để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê, ngày dùng 3 lần.

5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm và đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: 3 – 5 lít rượu gạo 40 độ và 500g rau đắng đất phơi khô.

Thực hiện: Đem các dược liệu rửa sạch, để ráo và ngâm với rượu trong 30 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ sau khi ăn, ngày dùng 2 lần và duy trì bài thuốc trong vòng 30 ngày.

Lưu ý khi dùng bài thuốc từ vị thuốc rau đắng đất

Cần phân biệt rau đắng đất và rau đắng biển.

Ngoài các bài thuốc trên, có thể chế biến rau đắng đất thành các món ăn như cháo cá lóc, canh rau đắng, rau đắng xào,… để bồi bổ sức khỏe.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.