Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Một tấm gương sáng ở làng Pan

Thùy Dung - Lê Hường - 11:26, 03/03/2020

Là Người có uy tín, được người dân tin tưởng bầu giữ các chức vụ như Thôn trưởng, Già làng nhiều năm, trong công việc nào, già Rơh Lan Yơp ở làng Pan, xã Dun, huyện Chư Sê (Gia Lai) đều hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của mình, nhất là trong việc vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xây dựng cuộc sống.

Già Yơp thu hoạch tiêu trong vườn.
Già Yơp thu hoạch tiêu trong vườn

Sinh ra và lớn lên ở làng Pan, già Rơh Lan Yơp trải qua nhiều gian khó nên hiểu rõ đời sống khó khăn của người dân trong làng. Năm 15 tuổi, ông tham gia du kích chống Fulro tại thị trấn Chư Sê, sau đó về địa phương công tác ở các vị trí như Bí thư xã đoàn, Thôn trưởng, Già làng kiêm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Dun.

Già Yơp kể: Trước đây, kinh tế người dân làng Pan chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa, nhưng canh tác theo kiểu truyền thống lạc hậu và cánh đồng thường xuyên bị thiếu nước nên năng suất không cao, người dân vẫn bị đói mùa giáp hạt. Đường sá đi lại trong làng thì không có, chỉ là các lối mòn rậm rạp.

Để làng Pan thay đổi, già Yơp đã bàn với đội ngũ cán bộ của làng, phối hợp cùng nhau đi vận động từng hộ dân hiến 3 - 4m đất làm đường; khai hoang rồi đào đường mương đưa nước về tưới tiêu. Gia đình già Yơp tình nguyện hiến đất đầu tiên, nên những hộ dân ven đường thấy vậy cùng thuận theo. Bây giờ thì làng đã có đường liên thôn rộng rãi, có mương dẫn nước thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất.

“Dân mình trước đây làm lúa phụ thuộc nước tự nhiên nên mỗi năm chỉ làm 1 vụ. Nay có nước điều tiết, nhiều diện tích lúa sản xuất 2 vụ, năng suất lúa cũng cao hơn, đời sống người dân làng Pan cũng khá hơn trước”, già Yơpvui nói.

Làm công tác xã hội nhiều năm, già Yơp tiếp cận nhiều thông tin, có cơ hội học hỏi ngoài xã hội để phát triển kinh tế gia đình. Qua tìm hiểu, thấy cây cà phê mang lại giá trị kinh tế cao, già đã học hỏi rồi mua giống về trồng thử nghiệm. Thấy hiệu quả, già Yơp mở rộng diện tích, từ đó kinh tế gia đình khá hơn. Đến nay gia đình già Yơp có 2ha cà phê, 8 sào lúa, 300 cây tiêu và 5 con bò.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, già Yơp còn tận tình hướng dẫn người dân trồng cà phê, giúp đỡ người nghèo trong làng. Năm 1984, gia đình bà Yoai ở trong làng không có đất làm nhà, già Yơp đã cho mượn gần 1 sào đất trồng cà phê của mình để bà Yoai dựng nhà ở. Chồng và con gái mất, con rể đi biệt xứ, một mình bà Yoai nuôi 3 cháu nhỏ. Thấy hoàn cảnh bà Yoai éo le quá nên đến nay, già không đòi lại đất nữa.

Trong căn nhà tình nghĩa mới được dựng lại trên miếng đất già Yơp cho mượn, bà Yoai nói: “Nhờ có già Yơp cho mượn đất mà nhiều năm qua nhà mình có chỗ che mưa, che nắng. Mình biết ơn già Yơp lắm”.

Ông Rơ Lan Thoa, Bí thư Đảng ủy xã Dun cho biết: Già làng Rơh Lan Yơp là Người có uy tín trong làng Pan. Trong công tác thôn, làng già Yơp luôn hết mình tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, được dân làng tin nghe, là chỗ dựa cho bà con. Với uy tín của mình, già làng Rơh Lan Yơp đã phối hợp với chính quyền địa phương tích cực vận động bà con thay đổi nếp nghĩ cách làm. Già là tấm gương sáng làm ăn phát triển kinh tế, trong các hoạt động vì cộng đồng làng.

Với những đóng góp cho dân làng Pan, tháng 2/2019, già Yơp vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì đã có thành thích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng giai đoạn năm 2009 - 2019.

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.