Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Photo
Mùa Thu lên với bản làng Con Cuông
PV
-
09:46, 27/09/2021
Con Cuông là miền đất sơn thủy hữu tình, có bề dày truyền thống lịch sử, là điểm đến lý tưởng đối với những người yêu cảnh đẹp thiên nhiên và trải nghiệm đời sống văn hóa, phong tục của cư dân bản địa.
Tweet
20-09-2021
Những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hoặc lòng người ở Tả Lèng
15-09-2021
Hà Giang - Những sắc màu rực rỡ
Những năm gần đây, huyện Con Cuông có nhiều bước tiến trong phát triển du lịch, là một trong những địa phương thu hút được một số lượng lớn du khách, mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Nói đến du lịch Con Cuông trước hết là nói đến vẻ đẹp của vùng đất Môn Sơn - Mường Quạ với đồi núi điệp trùng, sông Giăng thơ mộng, đồng ruộng bát ngát và bản làng trù phú. Ảnh: Nguyễn Đạo
Vào mùa Thu - Đông, các hoạt động trên sông nước có phần hạn chế nhưng du khách có thể tìm cho mình một vị trí thích hợp quanh đập Phà Lài để ngắm cảnh non nước biên cương với cánh rừng xanh tươi, dòng sông Giăng trong xanh uốn khúc như dải lụa, hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Nguyễn Đạo
Từ đập Phà Lài xuôi về bản Thái Hòa ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang - Di tích Lịch sử Quốc gia, là nơi thành lập Chi bộ Môn Sơn (1931), Chi bộ Đảng đầu tiên ở vùng miền núi Tây Nam tỉnh Nghệ An. Đây cũng là nơi hội họp, luận bàn kế hoạch lãnh đạo nhân dân đấu tranh của các đồng chí đảng viên chi bộ trong phong trào cách mạng 1930 - 1931. Ảnh: Nguyễn Đạo
Lên với Con Cuông, nếu muốn hiểu thêm về truyền thống lịch sử, du khách dành thời gian đến chân núi Trầm Hương (Chi Khê) chiêm ngưỡng bia Ma Nhai, cũng là Di tích Lịch sử Quốc gia. Nội dung văn bia do Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn soạn thảo nhằm ca ngợi khí thế chiến thắng quân dân nhà Trần trong cuộc chiến đấu với quân xâm lược Ai Lao, giữ yên bờ cõi. Văn bia được khắc trên vách đá, là một kiệt tác nghệ thuật, trải qua gần 700 năm nhưng nét chữ vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: Công Kiên
Con Cuông có nhiều điểm du lịch cộng đồng, nổi bật là bản Khe Rạn (Bồng Khê), bản Xiếng (Môn Sơn) và bản Nưa (Yên Khê). Đến đây, du khách được giao lưu, khám phá nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Thái, hòa chung điệu lăm vông và đắm say hương vị rượu cần. Trong ảnh: Khách du lịch giao lưu cùng bà con bản Khe Rạn (Yên Khê). Ảnh: Sách Nguyễn
Đến với các điểm du lịch cộng đồng, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản của đồng Thái, tìm hiểu các phong tục được lưu truyền từ nghìn đời. Ảnh: Sách Nguyễn
Mâm cơm đãi khách được các bà, các chị chuẩn bị công phu, bài trí khéo léo và đẹp mắt. Ảnh: Công Kiên
Đồng thời, khi đến bản Thái, du khách có dịp khám phá, trải nghiệm quy trình dệt thổ cẩm và mua chiếc khăn piêu hay túi xách, ví, áo làm quà lưu niệm. Ảnh: Nguyễn Đạo
Con Cuông có đặc sản rượu men lá, nhiều nhất là xã Mậu Đức. Đến đây, du khách cũng được chứng kiến quá trình chế biến và thưởng thức thứ rượu êm, nhẹ, mang đậm hương vị núi rừng. Ảnh: Nguyễn Đạo
Con Cuông có những trang trại cam bát ngát ở xã Yên Khê, thương hiệu cam Con Cuông đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài tỉnh với vị ngọt, hương thơm đặc trưng. Hiện đang là mùa thu hoạch cam, những vườn cam xanh tốt, trĩu quả cũng là điểm tham quan lý tưởng khi lên vùng đất non nước hữu tình này. Ảnh: Bá Hậu
Dạo ngắm cảnh vườn cam, thưởng thức hương thơm, vị ngọt, du khách có thể tự tay lựa chọn những trái cam ngon nhất để mua về làm quà. Ảnh: Bá Hậu
Ngắm những thửa ruộng bậc thang đẹp lộng lẫy ở Hoàng Su Phì
bản làng Con Cuông
Con Cuông
đời sống văn hóa
phong tục
bản làng
mùa thu
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Miền Trà Lân xưa và nay
Độc đáo chợ phiên Mường Chon
Nghệ An: Làm nhà tạm di dời người dân khỏi vùng sạt lở
Tin cùng chuyên mục
Lễ cúng cây chè Shan tuyết cổ thụ ở Suối Giàng: Sự tri ân sản vật đã đem lại cuộc sống ấm no
Lễ cúng cây chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) là sự tri ân, cảm tạ trời đất, cây chè đã giúp người dân Suối Giàng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, chè ra nhiều búp… Nghi thức tâm linh này này mang trong mình khát vọng vươn lên để có một cuộc sống ấm no của đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại mảnh đất này.
Nón lá 2 mê của người Tày ở Hà Giang
Độc đáo trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung
Bình yên trên thảo nguyên Suối Thầu
Đặc sắc lễ hội đua ngựa trên rẻo cao Tả Lèng
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Việt Nam - Campuchia cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, đời sống Nhân dân ngày càng phát triển
Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào
Việt Nam giúp nước bạn Lào đào tạo nguồn nhân lực
Thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị từ những mô hình kết nghĩa bản – bản
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tập huấn triển khai Chương trình MTQG
Hiệu quả từ quá trình chú trọng phát triển kinh tế tập thể ở Gia Lai
Khi người lính chung tay cùng Nhân dân xây dựng biên cương
Thanh Hóa: Hiệu quả từ đề án xây dựng nếp sống văn hóa trong vùng đồng bào Mông
Già làng Y Mok Hra - Cột mốc sống nơi biên cương
Diễn đàn hợp tác kết nối đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, du lịch tỉnh Gia Lai