Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Mường Lát (Thanh Hóa): Dân nghèo vùng biên thiếu nước sạch

Thu Thảo - 15:02, 22/12/2020

Hiện nay, tại nhiều thôn bản ở huyện miền núi Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, tình trạng người dân đang thiếu nước sạch sinh hoạt đang diễn ra khá phổ biến. Nguyên nhân vì các công trình nước sạch bị hư hỏng do thiên tai, vẫn chưa được khắc phục...

Cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn của đồng bào ơ bản suối Phái, đặc biệt là tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt.
Cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn của đồng bào ơ bản suối Phái, đặc biệt là tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt.

Những ngày đầu tháng 12, chúng tôi lên bản Suối Phái, xã Tam Chung, huyện Mường Lát. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông.

Ngôi nhà nhỏ lợp mái tôn dựng ở lưng chừng đồi là nhà anh Lý A Làng. Nhập nhoạng tối, anh Làng và vợ vẫn đang hì hục đi kiểm tra ống dây dẫn nước từ mó về nhà, để có nước nấu cơm, sinh hoạt cho cả gia đình.

“Khoảng cách lấy nước rất xa, trong khi nước về tới nhà chẳng là bao, trong khi đó thường xuyên bị trâu bò giẫm đạp đứt dây, rất là bất tiện nhưng không còn cách nào khác”, anh Làng nói.

Ở suối Phái, hầu hết các gia đình đều trong tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt giống như anh Làng. Do địa hình đồi núi cao, người dân không thể tự đào hay khoan giếng như ở đồng bằng. Để có nước sử dụng, bà con phải kéo dây dẫn nước từ các mó nước trong rừng về nhà.

Chỉ mong sao chính quyền sớm sửa chữa lại công trình nước sạch cho dân bản đỡ khổ

Ông Lý A Sinh, người dân bản Suối Phái

Qua tìm hiểu, nguyên nhân của tình trạng trên là do công trình cấp nước sinh hoạt cho 3 bản người Mông gồm 3 bản: Suối Phái, Suối Lóng, Pom Khuông, ở xã Tam Chung nằm trên núi được người dân sử dụng trước kia, đã bị hư hỏng do thiên tai mưa lũ, khiến 190 hộ dân lâm vào cảnh không có nước sạch sử dụng. Hầu hết, các hộ dân đều thuộc diện nghèo, không có điều kiện để tự đầu tư công trình nước sạch riêng.

Ông Lý A Sính, ở bản suối Phái thông tin, thu nhập của gia đình chỉ khoảng 6 - 7 triệu đồng/năm. Cuộc sống chủ yếu dựa vào việc trồng lúa, ngô trên nương. Nhà ông Sính nằm ở địa hình hiểm trở nên việc kéo nước từ mó về vô cùng khó khăn. “Mỗi khi có nước, gia đình phải hết sức tằn tiện, tiết kiệm từng giọt. Chỉ mong sao chính quyền sớm sửa chữa lại công trình nước sạch cho dân bản đỡ khổ”, ông Sính mong mỏi.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lương Chí Hùng, Chủ tịch UBND xã Tam Chung cho biết, thực trạng người dân 3 bản người Mông đang thiếu nước sinh hoạt do công trình nước sạch hư hỏng là đúng thực tế. Ông Hùng nói, UBND xã mong muốn các cấp có thẩm quyền sớm đầu tư sửa chữa hoặc xây mới công trình cấp nước sạch cho người dân.

Để có nước sinh hoạt, người dân ở bản Suối Phái, phải dùng nước kéo từ các khe suối trên núi về sử dụng.
Để có nước sinh hoạt, người dân ở bản Suối Phái, phải dùng nước kéo từ các khe suối trên núi về sử dụng.

Theo thống kê của UBND huyện Mường Lát, trên địa bàn có khoảng 75 công trình cấp nước, trong số đó có 31 công trình hư hỏng cần sửa chữa, 17 công trình không hoạt động và 2 hư hỏng hoàn toàn chủ yếu tại các xã Mường Lý, Quang Chiểu, Tam Chung. Những công trình cấp nước sạch này được xây dựng từ lâu, trải qua thời gian sử dụng và thiên tai xảy ra liên tục nên nhiều công trình bị hư hỏng, đường ống nước bị rò rỉ, bể và đập bị hỏng nặng, không thể sử dụng.

Hiện UBND huyện Mường Lát cũng đã lên phương án sửa chữa và xây dựng một nhà máy nước trên địa bàn, thế nhưng để đầu tư sửa chữa các hạng mục, cần tới trên 43 tỷ đồng, địa phương chưa có kinh phí nên không thể tiến hành xây dựng.

"Thời gian tới, huyện kiến nghị các cấp, sở, ngành trong tỉnh phối hợp với UBND huyện Mường Lát để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ kinh phí đầu tư, sửa chữa các công trình nước sạch phục vụ đời sống người dân", ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát thông tin.

Tin cùng chuyên mục
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.