Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại Thanh Hóa: Tuyên truyền, vận động đi trước (Bài 1)

Quỳnh Chi - 11:01, 21/07/2022

Nhằm nâng cao chất lượng dân số tại khu vực miền núi Thanh Hóa, Chi cục Dân Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh đã và đang triển khai nhiều mô hình, đề án mang lại hiệu quả. Điển hình như Đề án Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng được triển khai ở các huyện huyện miền núi, đã góp phần nâng cao chất lượng dân số và giảm thiểu hủ tục lạc hậu tại các địa phương vùng miền núi.

Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” được tỉnh Thanh Hóa triển khai góp phần nâng cao chất lượng dân số tại 11 huyện miền núi (ảnh tư liệu)
Đề án “Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng” được tỉnh Thanh Hóa triển khai góp phần nâng cao chất lượng dân số tại 11 huyện miền núi (ảnh tư liệu)

Đề án Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người, được triển khai từ năm 2018 ở 47 xã của 11 huyện miền núi: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và Như Thanh.

Xác định công tác tuyên truyền là quan trọng để đi đến thành công của Đề án, hàng năm Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế cấp huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền cung cấp thông tin các kiến thức nhằm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ,… cho các đối tượng là lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, ban chỉ đạo công tác dân số và phát triển cấp huyện, xã, cán bộ trung tâm y tế huyện, xã, cộng tác viên dân số, y tế thôn, bản, già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong cộng đồng.

Theo đó, từ năm 2018 đến năm 2021, Chi cục DS-KHHGĐ đã phối hợp tổ chức 68 Hội nghị tuyên truyền cung cấp thông tin cho đại biểu là lãnh đạo chính quyền đoàn thể tại địa phương, cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cấp tỉnh, huyện, xã; thành lập, hướng dẫn và duy trì sinh hoạt cho 48 câu lạc bộ sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, hôn nhân cận huyết thống, với gần 500 cuộc nói chuyện chuyên đề về công tác dân số trong tình hình mới; cấp phát hơn 149.500 tờ rơi các loại; 4.300 áp phích; gần 100 pano và hơn 3.500 sách luật; thành lập được 9 đội lưu động, thực hiện cung cấp các dịch vụ khám phụ khoa và chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ…

Thông qua công tác tuyên truyền, đã góp phần thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ DS-KHHGĐ trong vùng DTTS tại Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng dân số và thành công cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, song hiện nay vùng DTTS và miền núi Thanh Hóa vẫn là vùng chậm phát triển, còn nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, hủ tục vẫn đang là thách thức lớn.

Năm 2022, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiếp tục triển khai, hướng dẫn trung tâm y tế các địa phương thực hiện đề án, trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, sử dụng các dịch vụ DS-KHHGĐ.

Việc tăng cường thực hiện chính sách DS kế hoạch hóa gia đình góp phần giảm nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi, nâng cao chất lượng dân số ở vùng núi Thanh Hóa
Việc tăng cường thực hiện chính sách DS-KHHGĐ góp phần giảm nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi, nâng cao chất lượng dân số ở vùng miền núi Thanh Hóa

Tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các mô hình câu lạc bộ tiền hôn nhân; câu lạc bộ phòng chống suy dinh dưỡng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; sàng lọc trước sinh và sơ sinh để phát hiện sớm các dị tật ở trẻ..., những năm gần đây chất lượng dân số trên địa bàn xã được cải thiện đáng kể.

Ông Hà Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phúc cho biết: Để nâng cao chất lượng dân số, xã đã đưa những quy định cụ thể trong việc xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc vào hương ước, quy ước thôn để người dân có trách nhiệm thực hiện. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách dân số luôn được chú trọng và thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn thôn, bản.

“Ngoài việc treo băng zôn, tuyên truyền qua loa truyền thanh xã... Trạm y tế xã cũng thường xuyên phối hợp với các trưởng thôn, đoàn thể tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ, thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ không sinh con thứ 3, chăm sóc sức khỏe sinh sản...”, ông Bằng cho biết thêm.

Theo lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa, để nâng cao chất lượng sống của đồng bào vùng DTTS, trong thời gian tới cần tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, của các ban ngành đoàn thể đối với việc bảo vệ và phát triển các DTTS. Tiếp tục duy trì, thực hiện các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số đối với các DTTS; tổ chức thực hiện mô hình, Đề án một cách sáng tạo, thích hợp và hiệu quả.