Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Nâng cao kiến thức phòng cháy chữa cháy cho trẻ

Minh Nhật - 17:16, 29/05/2024

Trong các vụ hỏa hoạn, trẻ em thường là đối tượng có phản xạ kém, tâm lý hoảng hốt, sức khỏe yếu hơn, nên việc trang bị cho các em những kỹ năng thoát hiểm hỏa hoạn là điều vô cùng cần thiết và là việc cần làm ngay.

Kỹ năng giúp trẻ biết sử dụng công cụ phòng cháy, chữa cháy
Kỹ năng giúp trẻ biết sử dụng công cụ phòng cháy, chữa cháy

Cháy nổ luôn là mối hiểm họa khôn lường, thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, tính mạng cũng như thiệt hại lớn về tài sản của người dân, trong đó trẻ em được xác định là nhóm người có ảnh hưởng nặng nề nhất. Xác định được tầm quan trọng của việc cần phải trang bị các kỹ năng về Phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho trẻ em, Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ - Công An nhiều địa phương trong cả nước đã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng và trường học tổ chức các Chương trình trải nghiệm. Điển hình như chương trình trải nghiệm “Em là chiến sĩ PCCC”.

Mới đây nhất, ngày 27/5, Hội Phụ nữ Bộ Công an đã tổ chức chương trình trải nghiệm: “Em là chiến sĩ Cảnh sát PCCC” cho các bé là con liệt sĩ, con đỡ đầu, con nuôi Công an xã thuộc các tỉnh thành trên cả nước. Trải nghiệm được diễn ra tại trường Đại học PCCC và Cứu nạn cứu hộ.

Tại Chương trình trải nghiệm “Em là chiến sĩ PCCC”, các em học sinh được hướng dẫn về một số biện pháp bảo đảm an toàn tại gia đình và trường học; được tham gia các hoạt động thực tế cách tuyên truyền PCCC; cách xử lý sự cố cháy, nổ; kỹ năng thoát hiểm trong điều kiện cháy, kỹ năng sơ cấp cứu người bị ngạt khí, trải nghiệm thoát hiểm khói, sử dụng mặt nạ phòng độc và thoát hiểm từ nhà cao tầng bằng dây hạ chậm... Từ đó giúp các em hình thành các kĩ năng thực hành cần thiết, phản ứng nhanh nhạy trước các tình huống tai nạn có thể gặp phải trong cuộc sống.

Những kỹ năng giúp trẻ thoát khỏi đám cháy
Những kỹ năng giúp trẻ thoát khỏi đám cháy

Thượng Tá Trần Văn Đồng - Phó Trưởng Phòng Hậu cần, Trường Đại học PCCC cho hay: Trong độ tuổi từ mầm non đến cấp 2 thì đa phần các em chưa có nhận thức rõ ràng, chưa biết được nguyên nhân gây ra các vụ cháy nổ cũng như các hoạt động có thể dẫn đến các tai nạn thương tâm. Và cũng ở lứa tuổi này, các em chưa có kỹ năng xử lý, nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra thì các em cũng không xử lý được, đây cũng là trải nghiệm giúp các em sẽ có được những kỹ năng để xử lý tình huống, biết cách thoát khỏi đám cháy một cách an toàn nhất.

Em Bùi Đình Nguyên Phương - con đỡ đầu Học viện Cảnh sát nhân dân chia sẻ: “Ngày hôm nay em tham gia chương trình thì em rất vui. Thông qua chương trình hôm nay, em được biết về các tác dụng của xe, bình chữa cháy, được thực hiện cách cứu người khi bị ngạt và trang bị cho bản thân kỹ năng thoát hiểm”.

Theo dự báo, mùa khô năm 2024 nhiều khả năng nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra trên diện rộng và tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn tăng cao. Chính vì thế, việc đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức, kỹ năng PCCC cho người dân, nhất là trẻ em là việc cần làm ngay.

Cảnh sát PCCC hướng dẫn trẻ cách thoát hiểm khi có cháy. Ảnh minh họa: Internet.
Cảnh sát PCCC hướng dẫn trẻ cách thoát hiểm khi có cháy. Ảnh minh họa: Internet.

7 kỹ năng thoát hiểm cần thiết cho trẻ em khi gặp hỏa hoạn

Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy dạy các con biết cách gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa. Số điện thoại các lực lượng cứu hỏa là 114.

Nếu trường hợp bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các con phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn (tất nhiên người lớn cần có kỹ năng thoát nạn).

Kỹ năng 2: Trường hợp ở nhà một mình, hãy chỉ cho bé những lối có thể thoát ra ngoài. Chẳng hạn nếu nhà đơn lẻ chỉ có một cửa ra, đó chính là lối thoát nạn. Nếu nhà có cửa trước và cửa sau đều dẫn ra ngoài thì 2 lối này thoát nạn được.

Còn nhà trên tầng, hãy thoát ra bằng cửa vào buồng thang bộ chống nhiễm khói. Dặn bé cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt.

Kỹ năng 3: Trường hợp cửa khóa, nếu ngửi thấy mùi khét hoặc trông thấy khói, lửa cháy, phải cố gắng giữ bình tĩnh, kêu gọi sự trợ giúp của người lớn trong gia đình bằng cách hô lớn “cháy”.

Kỹ năng 4: Nếu ở nhà cao tầng hoặc khu chung cư, trẻ cần hô hoán báo động, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Trường hợp cháy ở nơi khác, khi có chuông báo cháy thì cần nhanh chóng di chuyển để thoát nạn.

Khi di chuyển nên mang theo khăn nhúng nước che mũi, miệng để thở. Nếu thấy các bác, cô, chú hàng xóm đang thoát nạn thì cầu cứu sự giúp đỡ và di chuyển cùng họ, bằng không hãy tự mình di chuyển.

Kỹ năng 5: Nếu ở chung cư, trẻ hãy di chuyển từ cửa căn hộ, theo hành lang, đến cầu thang bộ hay cửa vào buồng thang bộ gần nhất (có chữ EXIT màu xanh). Quan sát không có khói, hãy chạy xuống dưới mặt đất.

Kỹ năng 6: Khi thấy khói ở cầu thang hoặc mở cửa buồng thang có khói, hãy tìm cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ khác gần đó.

Trường hợp toàn bộ đều có khói, hãy trở về căn hộ của mình, dùng điện thoại gọi 114 thông báo con đang ở phòng số mấy của tòa nhà đang cháy.

Bên cạnh đó, cần dùng khăn nhúng nước, chèn kín vào khe cửa căn hộ. Sau đó ra cửa sổ, ban công (ra hẳn ngoài ban công, đóng cửa ban công lại), dùng khăn, vải, áo sáng màu (màu đỏ là tốt nhất) vẫy và cầu cứu.

Kỹ năng 7: Phần lớn nạn nhân thiệt mạng trong các đám cháy do ngạt, ngộ độc khói và khí độc kèm trong khói. Do đó trong quá trình di chuyển thấy khói, hãy dạy bé dùng khăn hay vải thấm nước buộc quanh mặt ra sau tai hoặc bịt lên miệng, mũi để hô hấp.

Khi di chuyển cúi người ở tư thế đi khom, hạ thấp hoặc bò sát mặt đất, men theo tường để tìm lối ra.

Nếu gia đình tự trang bị bình chữa cháy mini nên hướng dẫn trẻ cách sử dụng chữa đám lửa nhỏ nếu độ tuổi của bé có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tốt. Không dạy trẻ dùng nước hắt vào đám lửa đề phòng trường hợp cháy thiết bị điện có thể gây hậu quả lớn.

Việc trang bị kiến thức an toàn về PCCC cho trẻ em là việc làm cần thiết. Đây không chỉ là việc trang bị kiến thức đơn thuần mà còn là trang bị kỹ năng mềm để các em thích nghi với mọi điều kiện của đời sống, để hướng tới một xã hội an toàn.

Tin cùng chuyên mục
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.