Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nặng lòng với văn hóa Dao

Long Vũ - 17:48, 31/10/2021

Với niềm say mê và ý thức gìn giữ vốn văn hóa của tổ tiên, hơn 20 năm qua, ông Triệu Quang Bình, thôn Mùng, xã Dương Hưu, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang hằng ngày bỏ công sức, thời gian để khôi phục, gìn giữ bản sắc của đồng bào Dao ở miền sơn cước này...

Ông Triệu Quang Bình giới thiệu về các đồ vật để tiến hành nghi thức cấp sắc của dân tộc Dao
Ông Triệu Quang Bình giới thiệu về các đồ vật để tiến hành nghi thức cấp sắc của dân tộc Dao

Sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa giàu bản sắc của người Dao, thuở bé, ông Bình được ông nội và bố truyền dạy nhiều nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Lớn lên, ông được gia đình cho đi xem các lễ hội cúng cấp sắc của người Dao. Chính vì điều này, ông Bình càng thêm yêu và mong muốn học hỏi và giữ gìn bản sắc  văn hóa của dân tộc mình.

Năm 15 tuổi, ông Bình lặn lội đi tìm học  chữ cổ và các phong tục, nét đẹp của người Dao ở Lạng Sơn, Cao Bằng và tự nghiên cứu để làm giàu thêm vốn kiến thức về văn hóa dân tộc.

Năm 2003, với bề dày kiến thức tích lũy được qua quá trình học tập, nghiên cứu, ông Bình được cộng đồng người Dao Thanh Y trong và ngoài xã tin tưởng, nhờ đứng chủ chân nhang các lễ cúng gia tiên, lễ cấp sắc, lễ tảo mộ… Qua đó, ông tiếp tục trau dồi thêm nhiều kiến thức, văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của người Dao.

Năm 2010, nhận thấy nhiều giá trị văn hóa của người Dao Thanh Y dần bị mai một; đồng thời cũng là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì, phát triển bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, ông Bình đã tổ chức truyền dạy những tập quán tốt đẹp, ngôn ngữ, chữ viết của người Dao thông qua hoạt động lễ hội của các dòng họ người Dao trong cộng đồng.

Đặc biệt, ông truyền dạy cho lớp trẻ về cách phát âm chuẩn tiếng Dao, viết và đọc được một số sách phục vụ cho các lễ hội tâm linh truyền thống. Ngoài việc truyền dạy cho thế hệ trẻ về tiếng nói, chữ viết, ông Bình còn tích cực sao, lưu, soạn giảng những quyển sách cổ có giá trị, những đoạn thơ ca phục vụ cho các lễ hội của cộng đồng dân tộc Dao. Ngoài ra, ông còn say mê sáng tác, đặt lời hàng chục bài hát với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa.

Đến nay, ông Bình biểu diễn thuần thục các điệu múa; các làn điệu hát giao duyên, hát đối, hát phúng, hát tế trong các đám tết nhảy, cấp sắc và đám ma, đám tạ mồ mả của dân tộc Dao; nắm rõ quy trình tổ chức các nghi lễ, thông thuộc các bài cúng, khấn, lễ trong tín ngưỡng văn hóa của người Dao; đọc, dịch, phát âm chuẩn và viết thành thạo chữ Nôm Dao.

Giờ đây dù ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Bình vẫn miệt mài bên trang sách với ước nguyện giữ gìn văn hóa của đồng bào Dao không bị mai một và tục cấp sắc mãi là niềm tự hào, là nét đẹp của văn hóa Dao.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.