Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Cao Bằng: Khảo sát, nghiên cứu di sản trang phục truyền thống của người Dao Đỏ

N. Anh (T/h) - 09:19, 10/10/2021

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng đang phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin huyện Nguyên Bình tổ chức thu thập tư liệu về di sản văn hoá trang phục của người Dao Đỏ tại xóm Lũng Rảo, xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình.

Trang phục truyền thống của cô dâu Dao Đỏ (trùm khăn đứng giữa) ở Cao Bằng
Trang phục truyền thống của cô dâu Dao Đỏ (trùm khăn đứng giữa) ở Cao Bằng

Buổi khảo sát tập trung nghiên cứu, thu thập tư liệu về trang phục truyền thống, trang phục thường ngày, trang phục trong lễ cưới (cô dâu, chú rể), trang phục của thầy cúng, trang phục trẻ em người Dao Đỏ tại xã Vũ Minh, huyện Nguyên Bình.

 Đặc biệt, chương trình khảo sát tiến hành nghiên cứu sâu về các họa tiết hoa văn thêu thủ công truyền thống trên trang phục, các họa tiết hoa văn bằng bạc trên trang sức của đồng bào dân tộc Dao Đỏ. Với mong muốn giới thiệu những nét đặc trưng của di sản văn hoá phi vật thể trang phục truyền thống thông qua hình ảnh những cô gái và chàng trai người Dao Đỏ đến với du khách trong và ngoài nước.

Hiện, xã Vũ Minh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc như: thành lập các câu lạc bộ bảo tồn và phát huy bản sắc di sản văn hóa dân tộc Dao Đỏ; mở các lớp dạy nghề cắt, may, thêu trang trí hoa văn trên trang phụ truyền thống; khuyến kích học sinh mặc trang phục truyền thống đến trường vào thứ hai hàng tuần; vận động, khuyến khích bà con mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết, hội hè, đám cưới, các ngày lễ tổ chức trong xóm như: ngày hội Đại đoàn kết, ngày Quốc tế phụ nữ…

Việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho bà con địa phương về những giá trị tiêu biểu của di sản văn hoá phi vật thể trang phục truyền thống của người Dao Đỏ là giải pháp bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc tốt nhất. Đây cũng là cơ sở để lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa di sản này vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.