Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nét đẹp thổ cẩm

PV - 14:11, 31/08/2020

Pơ Nang là một trong 3 làng của xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai) còn nhiều chị em người Bahnar biết dệt thổ cẩm. Để lưu giữ và phát triển nét đẹp văn hóa này, họ đã cùng nhau thành lập Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Tú An.

Phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang luôn có ý thức gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống . Ảnh: Hồng Điệp
Phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang luôn có ý thức gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống . Ảnh: Hồng Điệp

Sau 3 năm hoạt động, từ 10 người ban đầu, đến nay, câu lạc bộ dệt đã có 50 chị em, người nhiều tuổi nhất là nghệ nhân Đinh Thị Puốt (80 tuổi), người ít tuổi nhất còn đang theo học cấp 2. Trong quá trình đào tạo, cùng với sự chăm chỉ và tâm huyết, những sản phẩm làm ra ngày càng đẹp hơn, đa dạng hơn với họa tiết, hoa văn vừa hiện đại, vừa mang phong cách riêng của phụ nữ Bahnar trên vùng đất đại ngàn.

Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai). Ảnh: Ngọc Điệp
Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai). Ảnh: Ngọc Điệp
Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai). Ảnh: Ngọc Điệp
Câu lạc bộ dệt thổ cẩm của phụ nữ Bahnar ở làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê (Gia Lai). Ảnh: Ngọc Điệp

Ông Trần Thanh Cảnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tú An cho biết, chính quyền địa phương sẽ đưa sản phẩm thổ cẩm của xã vào chương trình Mỗi xã một sản phẩm, qua đó vừa giúp chị em có thêm thu nhập, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.