Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Photo

Ngày hội Mắm Châu Đốc mang đậm sắc thái vùng đồng bằng châu thổ

Song Vy - 09:25, 22/04/2022

Ngoài những hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng Kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh An Giang (1832 - 2022), Ngày hội Mắm Châu Đốc (An Giang) còn dành riêng không gian văn hóa ẩm thực và giao lưu văn hóa cộng đồng, với điểm nhấn của 4 gian nhà truyền thống kết hợp tái hiện đời sống sinh hoạt hàng ngày, văn hóa, văn nghệ, ẩm thực của 4 dân tộc anh em Kinh - Khmer - Chăm - Hoa đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Một tiết mục văn nghệ của người Hoa Châu Đốc trong đêm khai mạc
Một tiết mục văn nghệ của người Hoa Châu Đốc trong đêm khai mạc

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội cho biết: “Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022” ngoài việc thúc đẩy kết nối cung - cầu hàng hóa; thông qua sự kiện này, các đơn vị sẽ mở rộng thị trường, kết nối giao thương. Đây cũng là dịp để tỉnh An Giang quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, ẩm thực đa dạng, phong phú, và nét đẹp văn hóa truyền thống của 4 dân tộc Kinh - Khmer - Chăm - Hoa sinh sống tại tỉnh An Giang nói riêng và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Một số hình ảnh tại không gian giao lưu hóa các dân tộc

Ngôi nhà chung giao lưu văn hóa vùng miền
Các dân tộc giao lưu văn hóa trong Ngày hội
Tái hiện lễ cưới của người Chăm
Tái hiện lễ cưới của người Chăm
Đoàn nghệ thuật Dân tộc Khmer thực hiện điệu múa tập thể Lâm thon
Đoàn nghệ thuật Dân tộc Khmer thực hiện điệu múa tập thể Lâm thon
Gian hàng của đơn vị chủ nhà An Giang
Gian hàng của đơn vị chủ nhà An Giang
Sự kiện “Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022” diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 20 - 24/4/2022, tại Tp. Châu Đốc (An Giang) - trung tâm du lịch của tỉnh
Sự kiện “Ngày hội Mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022” diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 20 - 24/4/2022, tại Tp. Châu Đốc (An Giang) - trung tâm du lịch của tỉnh
Tại Ngày hội, Ban Tổ chức đã vinh danh và trao kỷ vật cho 17 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh mắm truyền thống đã góp phần tạo nên danh tiếng nghề mắm hơn trăm năm qua của vùng đồng bằng châu thổ
Tại Ngày hội, Ban Tổ chức đã vinh danh và trao kỷ vật cho 17 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh mắm truyền thống đã góp phần tạo nên danh tiếng nghề mắm hơn trăm năm qua của vùng đồng bằng châu thổ
Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…