Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/3

Thúy Hồng - 15:17, 28/02/2024

Từ ngày 1 - 3/3, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc trên địa bàn huyện tại Sân vận động xã Cúc Phương, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.

Ngày hội sẽ tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các tầng lớp nhân dân trong huyện, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn
Ngày hội sẽ tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các tầng lớp Nhân dân trong huyện, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn

Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động sôi nổi ý nghĩa như: Hội trại, biểu diễn cồng chiêng; múa sạp, giao lưu nghệ thuật quần chúng, các trò chơi dân gian đẩy gậy, ném còn, đi cà kheo...

Đây cũng là dịp để Nhân dân có cơ hội giao lưu, học hỏi, đẩy mạnh quảng bá du lịch, văn hóa, con người Nho Quan, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch - dịch vụ bền vững. Qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc huyện Nho Quan trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch.

Đồng thời thông qua ngày hội kịp thời phát hiện, lựa chọn các vận động viên tiêu biểu ở các môn thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Mường để tiếp tục bồi dưỡng, chuẩn bị lực lượng tham gia các giải đấu do cấp trên tổ chức, phấn đấu đạt nhiều thành tích cao.

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.