Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Nghệ An: Đảm bảo và lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện Chương trình MTQG

Nguyễn Thanh - 10:26, 17/02/2023

Bao năm qua, một trong những khó khăn của việc thực hiện các Chương trình MTQG chủ yếu là nguồn vốn và tiến độ giải ngân. Để khắc phục tình trạng này, tại tỉnh Nghệ An đã chú trọng triển khai những giải pháp linh hoạt, phù hợp. Đặc biệt, đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, ngoài việc bố trí đủ nguồn vốn đối ứng, chủ trương của tỉnh Nghệ An là quan tâm lồng ghép, bố trí thêm nguồn vốn dự phòng, nguồn tăng thu và nguồn kết dư trong thực hiện.

Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hôi sẽ thúc đẩy vùng DTTS&MN Nghệ An thêm phát triển
Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy vùng DTTS&MN Nghệ An phát triển

2 Nghị quyết về kế hoạch, định mức phân bổ vốn

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, trong  thực hiện các Chương trình MTQG, UBND tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các ngành, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện. Nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I từ 2021 - 2025. Đến thời điểm hiện tại, Ban Chỉ đạo, Tổ công tác các cấp được thành lập, kiện toàn đã phát huy hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý, điều hành.

Đáng chú ý nhất, tỉnh Nghệ An cũng kịp thời ban hành các văn bản để triển khai các cơ chế chính sách và hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện chương trình. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai Chương trình, các sở, ban, ngành chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và UBND các huyện bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc để triển khai thực hiện nguồn vốn đã được giao; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục các danh mục dự án đầu tư để trình giao vốn năm 2022 theo quy định. Việc bố trí nguồn vốn để thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội đã được Nghệ An bố trí đủ, kết hợp lồng ghép thêm nhiều nguồn khác.

Để có được cơ cấu nguồn vốn giải ngân, ngay từ năm đầu thực hiện, trên cơ sở Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;  giai đoạn I, từ 2021 - 2025, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, đã thông qua 2 nghị quyết liên quan kế hoạch phân bổ, cơ cấu huy động, lồng ghép các nguồn lực và quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh. 

Vùng DTTS&MN xứ Nghệ còn rất nghèo, cần nguồn lực lớn để đầu tư
Vùng DTTS và miền núi xứ Nghệ còn rất nghèo, cần nguồn lực lớn để đầu tư

Hai nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành, là cơ sở pháp lý quan trọng để các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương được thụ hưởng chương trình triển khai thực hiện đúng nội dung, đối tượng thụ hưởng và kinh phí được bố trí. 

Đảm bảo kế hoạch giải ngân

Trong năm 2022, kế hoạch giao vốn cho các đơn vị, địa phương thực hiện là gần 795 tỷ đồng. Với tổng số hơn 492 tỷ đồng vốn từ Trung ương đầu tư phát triển, sẽ thực hiện đầu tư xây dựng 316 dự án khởi công mới (296 dự án thuộc cấp huyện phê duyệt và 20 dự án thuộc cấp tỉnh phê duyệt); thực hiện hỗ trợ đất ở 1.240 triệu đồng, hỗ trợ nhà ở 12.600 triệu đồng. Đến nay, UBND tỉnh đã giao chi tiết kế hoạch vốn hơn 380 tỷ đồng, đạt 77,17% chỉ tiêu kế hoạch vốn; đã giải ngân hơn 61 tỷ đồng. Còn với hơn 302 tỷ đồng vốn sự nghiệp, UBND tỉnh đã giao 100% chi tiết kế hoạch vốn thực hiện 9 dự án và đã giải ngân hơn 25 tỷ đồng.

Đến năm 2023, kế hoạch vốn đầu tư phát triển giao cho các đơn vị, địa phương thực hiện là hơn 632 tỷ đồng. Đến thời điểm báo cáo vào tháng 1/2023, UBND tỉnh Nghệ An đã phân bổ được hơn 682 tỷ đồng/ gần 795 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2022, đạt 85,86% kế hoạch; chưa phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2023.

Cụ thể như, ở Dự án 1 về việc “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, ngân sách Trung ương bố trí năm 2022 với tổng kinh phí hơn 64 tỷ đồng. Trong tổng kinh phí vốn đầu tư phát triển gần 47 tỷ đồng, được dùng để thực hiện các nội dung như hỗ trợ đất ở cho 3 huyện 30a là Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong; hỗ trợ nhà ở cho 9 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung cho 25 dự án. Đối với nguồn vốn sự nghiệp dùng để thực hiện Dự án 1, bố trí năm 2022 với tổng kinh phí gần 18 tỷ đồng. Các mục hỗ trợ theo dự án 1 đã được UBND tỉnh giao 100% chi tiết kế hoạch vốn; các đơn vị đang tổ chức thực hiện và giải ngân theo tiến độ.

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, nguồn vốn đầu tư phát triển được ngân sách Trung ương bố trí năm 2022 là hơn 17,7 tỷ đồng để thực hiện 27 dự án. Hiện UBND tỉnh đã giao 100% kế hoạch vốn cho các địa phương thực hiện dự án. Còn với vốn sự nghiệp, ngân sách Trung ương bố trí năm 2022, với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng và UBND tỉnh cũng đã giao 100% kế hoạch vốn thực hiện.

Nguồn vốn được phân bổ đầy đủ sẽ giúp cho việc thúc đẩy nhanh thực hiện các công trình, dự án - Trong ảnh: thi công đường giao thông ở xóm Chợ, xã Tri Lễ (Quế Phong)
Nguồn vốn được phân bổ đầy đủ sẽ giúp cho việc thúc đẩy nhanh thực hiện các công trình, dự án - Trong ảnh: thi công đường giao thông ở xóm Chợ, xã Tri Lễ (Quế Phong)

Linh hoạt, lồng ghép vốn để thực hiện

Trong quá trình triển khai các Chương trình MTQG nói chung và Chương trình MTQG theo Quyết định 1719 nói riêng, việc bố trí đủ nguồn vốn được xem là khâu quyết định để thực hiện có hiệu quả. Nhiều địa phương băn khoăn đến việc các địa phương không bố trí đủ nguồn vốn đối ứng trong năm, thì theo quy định khi phân bổ kế hoạch cho năm sau Trung ương sẽ trừ đi số vốn tương ứng với nguồn vốn địa phương còn thiếu. 

Tuy nhiên, Giám đốc sở Tài chính Trịnh Thanh Hải khẳng định tại kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh vào giữa năm 2022 rằng: Vốn đối ứng cho các Chương trình MTQG của tỉnh hoàn toàn đảm bảo. Vì vậy không để xảy ra việc cắt nguồn vốn do nhiều nguyên nhân khách quan,chưa kịp triển khai. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, UBND tỉnh bố trí đầy đủ các nguồn vốn các Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trung ương giao dự kiến hơn 4.931 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình MTQG thì theo quy định, Nghệ An phải bố trí nguồn vốn đối ứng 493 tỷ đồng, Nghệ An đã cân đối đủ nguồn vốn này.

Giám đốc Sở Tài chính cũng thông tin thêm, theo quy định của Trung ương, ngân sách địa phương phải bố trí 10% vốn đối ứng. Ngân sách đối ứng phải bố trí ở 3 cấp. Tuy nhiên, đối tượng thụ hưởng là các vùng khó khăn nên không thể có đủ nguồn lực để bố trí cho các Chương trình nên ngân sách tỉnh sẽ bố trí là chủ yếu. Việc bố trí chủ yếu được thực hiện lồng ghép trong các chương trình, dự án.

Còn đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết thêm: Sẽ phối hợp với Sở Tài chính để bố trí thêm nguồn vốn dự phòng, nguồn tăng thu và nguồn kết dư để đảm bảo nguồn vốn đối ứng cho thực hiện cả 3 Chương trình.

Trong kế hoạch thực hiện năm 2023, để có đủ nguồn vốn triển khai, tỉnh Nghệ An đã đề ra giải pháp là huy động, lồng ghép các nguồn lực trong việc thực hiện Chương trình, đặc biệt là nguồn xã hội hóa. Đặc biệt, do đặc thù vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, yếu và thiếu nhiều thứ; Nghệ An đã đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí cho tỉnh các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ quốc tế ADB... vốn viện trợ không hoàn lại để có thêm nguồn lực thực hiện./.

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.