Những hạt bông được người dân thu hái từ nương về mang ra phơi
Những quả bông sau khi được phơi khô sẽ được người dân se bằng tay cho tơiTrải qua nhiều thăng trầm, người Nùng Phàn Slình ở Bình Gia vẫn bảo tồn và lưu giữ được các phương pháp thủ công làm trang phục truyền thống. Đây là nghề truyền thống, thể hiện nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc của người dân nơi đây.
Những tấm vải chàm thường được bà con dùng để may quần áo, làm khăn đội, may túi khoác vai, may chăn đệm…
Bàn tay của người nhuộm chàm lâu năm đều chuyển sang sắc xanh đậm hoặc nhạt. Hình ảnh đó thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ dân tộc Nùng nơi đây
Nhuộm chàm phải chọn ngày nắng, công đoạn ngâm, vắt, phơi cứ lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 ngàyĐến Bình Gia, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân mặc trang phục vải chàm vào các dịp lễ, Tết, cưới hỏi, ngày hội đại đoàn kết… Hiện nay, người dân ở các xã Thiện Thuật, Quang Trung… vẫn lưu giữ nghề nhuộm vải chàm.
Công đoạn cuối để tạo nên tấm vải là dệt. Chị em phụ nữ Nùng tranh thủ thời gian rảnh trong ngày để dệt vải
Người phụ nữ Nùng trong trang phục truyền thốngKhông sặc sỡ nhiều màu sắc như trang phục các dân tộc Mông, Dao, Pà Thẻn, Hà Nhì…, trang phục của người Nùng Phàn Slình có màu sắc đơn giản, chủ đạo là màu chàm đen, ít thêu thùa trang trí nhưng vẫn thể hiện nét độc đáo, tinh tế, mang đậm bản sắc văn hóa của người Nùng.