Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nghệ thuật nhạc trống lớn của người Khmer Cà Mau là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Nguyệt Anh - 16:37, 08/04/2022

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định đưa “Nghệ thuật nhạc trống lớn của dân tộc Khmer ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nghệ nhân ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình biểu diễn dàn nhạc Trống Lớn tại Liên hoan “Tiếng hát 3 dân tộc” được tổ chức tại huyện Trần Văn Thời.
Nghệ nhân ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình biểu diễn dàn nhạc trống lớn tại Liên hoan “Tiếng hát 3 dân tộc” được tổ chức tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau)

Nghệ thuật nhạc trống lớn của đồng bào dân tộc Khmer huyện Thới Bình, Cà Mau được tạo ra từ dàn nhạc trống lớn (Plêng Skor Thom). Dàn nhạc này được đồng bào dân tộc Khmer ở Cà Mau biểu diễn phổ biến và luôn quan tâm giữ gìn lâu nay.

Nhạc trống lớn (Plêng Skôr Thum) ra đời, tồn tại và trao truyền ở Cà Mau hơn 100 năm qua, từ khi người Khmer từ vùng trên xuống đất này cộng cư sinh sống với người Kinh, người Hoa. Dàn nhạc gồm: trống lớn (Skô Thum), chiêng, chhưng (chũm choẹ), 2 trống nhỏ, đàn Chà pây, đàn cò (đàn nhị), đàn Khưm tôch…

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 2 địa phương ở huyện Thới Bình còn lưu giữ và phát huy dàn nhạc Plêng Skô Thum, gồm khu vực chùa Rạch Giồng (chủ yếu là ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ) và chùa Cao Dân, Ấp 7, xã Tân Lộc, với số lượng khoảng 30 nghệ nhân. Các dàn nhạc này theo dạng trao truyền qua nhiều thế hệ thực hành và gìn giữ.

Các nghệ nhân thực hành nghi thức cúng tổ nghề trước khi bắt đầu biểu diễn.
Các nghệ nhân thực hành nghi thức cúng tổ nghề trước khi bắt đầu biểu diễn.

Dàn nhạc trống lớn thường biểu diễn trên một chiếc chiếu được trải phía trước nhà. Trước khi diễn xướng, bắt buộc phải có một mâm lễ cúng tổ, được bố trí ở trung tâm của dàn nhạc. Chiếc trống lớn chủ đạo được bố trí ở trung tâm hoặc một góc thuận tiện để nghệ nhân trình diễn. Các nghệ nhân sử dụng các loại nhạc cụ khác được bố trí ngồi quanh chiếc chiếu.

Dàn nhạc trống lớn được trao truyền qua nhiều thế hệ thực hành và gìn giữ.
Dàn nhạc trống lớn được trao truyền qua nhiều thế hệ thực hành và gìn giữ.

Ông Thạch Nam Phương, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng tỉnh Cà Mau cho biết, dàn nhạc trống lớn là dàn nhạc đặc trưng, được sử dụng cho các giai điệu buồn bã, tang tóc, tiết tấu chậm rãi, dìu dặt… Trong dàn nhạc này, trống lớn đóng vai trò rất quan trọng khi diễn tấu, mỗi nhịp trống phát ra có âm thanh trầm, vang xa thể hiện sự rung động cảm xúc xót thương đến tột cùng. Dàn nhạc Trống lớn của đồng bào dân tộc Khmer Cà Mau không chỉ phát triển trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận.

Tin cùng chuyên mục
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…