Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Quảng Nam: Công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Bà Phường Chào

T.Hợp - 08:30, 07/04/2021

Sáng 6/4, tại làng Mỹ Phiếm, xã Đại Cường, UBND huyện Đại Lộc long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Bà Phường Chào.

Huyện Đại Lộc đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Bà Phường Chào.
Huyện Đại Lộc đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Bà Phường Chào.

Theo thần phả còn lưu ở dinh thờ, Bà Phường Chào tên thật là Nguyễn Thị Của, sinh ngày 25/02/1800 tại làng Phường Chào, thuộc Châu Phiếm Ái, nay là thôn Khương Mỹ, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ngày 30/9/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch đã ban hành Quyết định 2730, công nhận Lễ hội Bà Phường Chào là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày sinh của Bà – ngày 25/2 âm lịch, gồm các hoạt động rước cộ, trò chơi dân gian, hô hát bài chòi, đua thuyền…

Tương truyền, Bà Phường Chào là vị thiên tiên giáng trần. Lớn lên hành nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Ở trần gian được l7 năm, Bà tạ thế. Đức Bà hiển linh tại đất Phường Chào, dân làng tin tưởng, ngưỡng vọng oai linh của Bà nên lập miếu thờ. Bà Phường Chào được triều đình nhà Nguyễn phong sắc thần 2 lần.

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, Lễ hội Bà Phường Chào có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Nay được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, huyện sẽ tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ và nhân dân về việc gìn giữ, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân nhấn mạnh, Lễ hội Bà Phường Chào là một hình thái lễ hội dân gian được hình thành từ khi người Việt ở phía Bắc di cư đến khai phá vùng đất mới vào thế kỷ XV, giao thoa tiếp biến với văn hóa Chămpa, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi phía tây Quảng Nam. Lễ hội xuất phát từ chính khát vọng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, là minh chứng cho sợi dây cố kết cộng đồng, tinh thần quê hương đất nước mà Đại Lộc là nơi hội tụ, giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa miền núi với miền xuôi./.

Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.