Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Nghịch lý ở những dự án ổn định di cư tự phát: Giải pháp để không còn nghịch lý (Bài cuối)

Lê Hường - 21:55, 15/09/2020

Mặc dù, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư nhiều dự án ổn định di cư tự phát, song trên thực tế rất nhiều dự án không phát huy được hiệu quả. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên đang tiếp tục rà soát, chọn vị trí và được đầu tư vốn để thực hiện những dự án ổn định dân di cư tự phát. Vấn đề đặt ra là, cần phải tìm ra giải pháp khả thi để các dự án phát huy hiệu quả, thiết thực và người dân thực sự ổn định.

Một gia đình ở làng Mông, thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk
Một gia đình ở làng Mông, thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk

Thêm những dự án mới

Thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk, là 1 trong 3 dự án ổn định dân di cư tự phát tỉnh Đăk Lăk mới phê duyệt năm 2020. Thôn 12 hiện có 520 hộ, với hơn 2.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào Mông là 293 hộ, hơn 1.000 nhân khẩu. Toàn thôn hiện có khoảng 150ha lúa nước 2 vụ; 80ha ngô, 70ha sắn cao sản…

Ông Giàng A Giang, Phó Trưởng thôn 12 kể: Hơn 10 năm trước, khoảng 150 hộ đồng bào Mông từ các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Hà Giang di cư vào xã Vụ Bổn lập nghiệp, hình thành nên “làng Mông” thuộc thôn 12 bây giờ. Ngày đó, nơi đây là vùng đồi hoang vu, đồng bào đã khai hoang, phát rẫy để dựng nhà tạm, trồng cây nông nghiệp. Tập quán canh tác của đồng bào lạc hậu, lại chưa quen khí hậu, thổ nhưỡng, mùa vụ nên năng suất cây trồng thấp, đời sống kinh tế luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau.

“Mấy năm nay, đời sống người dân đã khá hơn, nhưng vẫn chưa ổn định, nhà của mình nhưng đất của người ta. Nay được chính quyền các cấp quan tâm, tỉnh cho chủ trương thực hiện dự án ổn định dân di cư tự phát cho đồng bào Mông thôn 12, bà con ai cũng mừng. Từ đây chúng tôi yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định đời sống”, ông A Giang nói.

Ông Lê Viết Nhượng, Bí thư Đảng ủy xã Vụ Bổn cho biết: 100% đất ở, đất sản xuất của đồng bào Mông thôn 12 hiện đều là đất lâm nghiệp, nhưng người dân đã sinh sống, canh tác ổn định nhiều năm. Vấn đề khó khăn là, cần chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp không có rừng này sang đất ở, đất nông nghiệp, hợp thức hóa đất đai cho bà con yên tâm sản xuất thôi.

Qua tìm hiểu được biết, từ năm 2013 đến nay, tỉnh Đăk Lăk đã xây dựng 17 dự án và phê duyệt 15 dự án dân di cư tự phát, trong đó đang triển khai 13 dự án, với quy mô 4.402 hộ. Hiện đã bố trí tập trung 954 hộ vào vùng quy hoạch dự án, ổn định tại chỗ 2.573 hộ.

Chuyển đổi đất rừng

Trong 10 năm qua, Tây Nguyên mất khoảng 314.000ha rừng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ dân di cư tự phát. Qua rà soát, đồng bào di cư tự phát đến Tây Nguyên chủ yếu sinh sống trên đất nông, lâm nghiệp. Việc thành lập thêm các điểm định canh, định cư để ổn định cuộc sống là cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là phải làm sao để dự án phát huy hiệu quả?

Tại Hội thảo chuyên đề Giải pháp giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS du canh, du cư, tổ chức ngày 19/6/2020 tại Đăk Nông, ông Triệu Hồng Sơn, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã nêu những bất cập trong thực hiện dự án định canh, định cư cho đồng bào DTTS, trong đó có các dự án ổn định dân di cư tự phát gồm quy hoạch địa điểm chưa phù hợp, thiết kế sai sót; thực hiện hạng mục không đồng bộ, chất lượng thi công kém; vốn thiếu, dàn trải, cơ cấu vốn chưa hợp lý, đặc biệt là khó khăn về đất cho các dự án.

Theo Báo cáo số 154 của UBDT ngày 5/11/2019, trong cả nước tổng số hộ dân di cư tự phát được hỗ trợ, bố trí sắp xếp chỗ ở ổn định là 17.275 hộ, còn 12.443 hộ cần phải sắp xếp, bố trí, trong đó chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên.

Tại Hội thảo chuyên đề Giải pháp giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS du canh, du cư, nhiều chuyên gia cho rằng, UBND các tỉnh Tây Nguyên đã đề xuất phải pháp là thành lập thêm các điểm định canh định cư để ổn định cuộc sống của số hộ di cư tự phát này và để thực hiện hiệu quả các dự án cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Tuy nhiên, trên thực tế, không còn rừng do dân đã chiếm, thành điểm dân cư nhiều năm. Do đó, quy hoạch tại chỗ với các vị trí khả thi, hoàn thành việc nhập hộ khẩu, hộ tịch cho các hộ dân di cư tự phát đủ điều kiện… là những giải pháp cần sớm được triển khai thực hiện.

100% đất ở, đất sản xuất của đồng bào Mông thôn 12 hiện đều là đất lâm nghiệp, nhưng người dân đã sinh sống, canh tác ổn định nhiều năm. Vấn đề khó khăn là, cần chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp không có rừng này sang đất ở, đất nông nghiệp, hợp thức hóa đất đai cho bà con yên tâm sản xuất thôi”.

Ông Lê Viết Nhượng, Bí thư Đảng ủy xã Vụ Bổn.


Tin cùng chuyên mục
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.