Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ngộ nghĩnh với triển lãm thực tế ảo "Đồng bào Việt Phục"

PV - 14:26, 15/10/2021

"Đồng Bào Việt Phục"- dự án sách kết hợp với công nghệ thực tế ảo tăng cường AR (augmented reality) minh họa trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam - đang tạo cơn sốt trên mạng xã hội.

Các sản phẩm của nhóm đồ án lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam
Các sản phẩm của nhóm đồ án lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam

Điều thú vị là trong mỗi trang sách không chỉ giới thiệu về trang phục truyền thống của từng dân tộc mà còn cung cấp thông tin chất liệu, họa tiết, ý nghĩa của việc thiết kế cũng như khái quát về nguồn gốc xuất xứ, cách mặc trang phục gắn với lễ hội dân gian hoặc trong đời sống, sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng của mỗi dân tộc.

Đây là dự án của nhóm sinh viên Đại học FPT Cần Thơ với đề tài "Đồng bào Việt phục" nhằm mục đích thực hiện đồ án tốt nghiệp. Ý tưởng của họ đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà chuyên môn.

Với nét vẽ ngộ nghĩnh, dự án của "Đồng bào Việt phục" tạo sự chú ý đối với giới trẻ
Với nét vẽ ngộ nghĩnh, dự án của "Đồng bào Việt phục" tạo sự chú ý đối với giới trẻ

Trầm Minh Thảo, Lê Vũ Huyền Trân và Đặng Thảo Nhi - sinh viên K13, K14 chuyên ngành thiết kế đồ họa - mong muốn phát triển, lưu giữ và lan tỏa những nét văn hóa đẹp thể hiện qua trang phục truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam. Họ đã xây dựng sản phẩm có tính chính xác từ góc độ lịch sử và quyết tâm "làm tới cùng" để góp phần phát triển, lưu trữ và quảng bá nền văn hóa Việt.

Từ nguồn cảm hứng đó, nhóm đã phát triển đề tài thành sản phẩm artbook với 108 hình ảnh, 200 trang layout thể hiện thành công trang phục nam nữ của 54 dân tộc.

Điểm nổi bật tạo nên sự khác biệt của nhóm là dùng AR cho nhân vật di chuyển trên nền nhạc. Để hoàn thiện sản phẩm, nhóm mất hơn 15 tuần với những công đoạn phác thảo, tìm thông tin, sử dụng illustration, graphic design để thiết kế và áp dụng AR làm video demo.

Bên cạnh hình ảnh về trang phục truyền thống, sản phẩm của nhóm còn cung cấp thông tin về từng dân tộc
Bên cạnh hình ảnh về trang phục truyền thống, sản phẩm của nhóm còn cung cấp thông tin về từng dân tộc

Thầy Trần Nguyên Tùng, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ đồ án, chia sẻ: "Giữa những thay đổi, tiến bộ không ngừng ở nền văn hóa trong đời sống hiện đại, những giá trị truyền thống sẽ bị không quên lãng vì những ý tưởng, sự sáng tạo, cống hiến của các bạn trẻ mà cụ thể như trong sản phẩm văn hóa "Đồng bào Việt phục". Nhóm đã biết cách kết hợp sản phẩm nghệ thuật với những giá trị công nghệ nhằm tạo nên sự đồng hành góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống cho con người và đất nước Việt Nam".

Dưới đây là một vài hình ảnh của "Đồng bào Việt phục":

Trang phục của đồng bào Cống (Điện Biên)
Trang phục của đồng bào Cống (Điện Biên)
Trang phục của dân tộc Kinh
Trang phục của dân tộc Kinh
Trang phục của dân tộc Hà Nhì
Trang phục của dân tộc Hà Nhì
Trang phục của dân tộc Mông
Trang phục của dân tộc Mông


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.