Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ngọc Lặc (Thanh Hóa): Phát huy vai trò "hạt nhân" trung tâm đoàn kết

Quỳnh Trâm - 11:12, 10/01/2024

Ngọc Lặc là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, là cửa ngõ giao lưu về kinh tế - xã hội giữa các huyện miền núi với các huyện đồng bằng trong tỉnh. Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn với 213 thôn, làng và khu phố. Đồng bào tộc thiểu số (DTTS) chiếm 74,2%, với 4 dân tộc chính là dân tộc Mường, Kinh, Dao và Thái. Với đặc thù đó, Ngọc Lặc đã quan tâm, phát huy tốt vai trò đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân các DTTS - những "hạt nhân" trung tâm đoàn kết trên địa bàn để vận động Nhân dân tham gia, thực hiện tốt các phong trào thi đua, đóng góp vào sự phát triển chung của huyện.

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín là người DTTS đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần phát triển KT-XH.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín là người DTTS đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần phát triển KT-XH.

Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân các DTTS trên địa bàn đã có đóng góp rất lớn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động gia đình, dòng họ xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước ở khu dân cư, trong xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Huyện Ngọc Lặc vinh dự, tự hào có những tấm gương tiêu biểu như: Nghệ nhân Nhân dân Phạm Thị Tắng; Nghệ nhân Phùng Quang Du; Nghệ nhân Bùi Hồng Nhi; Người có uy tín Phạm Văn Cảnh; Người có uy tín Lê Văn Quân; Trưởng dòng họ Phạm Văn Nam; hộ sản xuất kinh doanh điển hình Quách Văn Toản; Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Hưng Thịnh Phạm Văn Mư… và nhiều tấm gương tiêu biểu khác đã phát huy tốt vai trò quan trọng của mình, thực sự là “chỗ dựa” vững chắc, là “cầu nối” quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền với đồng bào các dân tộc.

Những tấm gương tiêu biểu, chính là "hạt nhân" trung tâm đoàn kết, tích cực vận động Nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần xây dựng bản làng, quê hương yên vui, tiến bộ.

Một trong những đóng góp quan trọng của Người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân trong vùng đồng bào DTTS là vận động Nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM). Họ đã tích cực vận động Nhân dân hiến đất, hoa màu, giải phóng mặt bằng để mở rộng hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, công trình phúc lợi của thôn, làng. Bản thân họ cũng là những người gương mẫu, đi đầu trong thực hiện phong trào và được Nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Nhờ đó, Đến cuối năm 2023, Ngọc Lặc đã có 153/189 thôn đạt chuẩn NTM; 15/20 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến năm 2024 có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM, 7 thôn đạt chuẩn NTM, phấn đấu đến năm 2025 huyện đạt chuẩn NTM.

Diện mạo thôn 5, xã Ngọc Liên - thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Ngọc Lặc
Diện mạo thôn 5, xã Ngọc Liên - thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Ngọc Lặc

Đặc biệt, triển khai Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), UBND huyện đã chỉ đạo cho các xã, thị trấn vận động phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu các DTTS trên địa bàn tăng cường công tác thông tin truyên truyền về Chương trình, tạo sự đồng thuận trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kết quả nổi bật, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn huyện năm 2023, đạt 4.043 tỷ đồng, bằng 176,3% KH, tăng 13,6% (485 tỷ đồng) so với năm 2023. Từ nguồn lực đầu tư, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS Ngọc Lặc tiếp tục phát triển, có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, hiệu quả sau 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719 đã  góp phần đưa giá trị sản xuất năm 2023 tăng 5,04% với cùng kỳ năm 2022, trở thành huyện đứng đầu các huyện miền núi và thứ 7 toàn tỉnh; Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 50,24 triệu đồng, đứng thứ 3 các huyện miền núi, vượt 2,04 triệu đồng so với KH và tăng 3,34 triệu đồng so với cùng kỳ; Quốc phòng - An ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Ông Phạm Văn Thiết, Phó Bí thư Thường trực huyện ủy Ngọc Lặc khẳng định, những năm qua, đội ngũ Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân là người DTTS đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần phát triển KT-XH, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, giữ vững quốc phòng - an ninh trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.

Giai đoạn 2021-2023 huyện Ngọc Lặc có 177 đại biểu là điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện
Giai đoạn 2021-2023 huyện Ngọc Lặc có 177 đại biểu là điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện

Ông Phạm Văn Thiết nhìn nhận, bằng uy tín, sự am hiểu văn hóa, phong tục tập quán địa phương, họ sẽ tiếp tục là lực lượng nòng cốt thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo và các quy định của địa phương. 

Bên cạnh đó, họ là hạt nhân quan trọng cùng với các lực lượng vũ trang tuyên truyền, vận động người dân vùng DTTS và miền núi, biên giới nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động truyền đạo, phát triển đạo trái pháp luật; tham gia có hiệu quả công tác hòa giải tại địa bàn; xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan...

 Phó Bí thư Thường trực huyện Ngọc Lặc nhấn mạnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội huyện Ngọc Lặc tiếp tục tranh thủ, phát huy vai trò của đội ngũ những Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân, nghệ nhân các DTTS đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện. Đồng thời quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách cho đội ngũ Người có uy tín là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.