Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người cán bộ hết lòng vì công tác dân tộc

Lê Phương - 15:58, 25/05/2020

Sinh ra và lớn lên ở làng Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), ông Đinh Văn Lung, dân tộc Ba Na, đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Trong đó có thời gian hơn một nhiệm kỳ làm Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định, ông hết lòng vì công việc, là cán bộ gương mẫu, đóng góp tích cực vào công tác dân tộc của tỉnh.

Ông Đinh Văn Lung, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại xã Canh Liên (Vân Canh).
Ông Đinh Văn Lung, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại xã Canh Liên (Vân Canh).

Tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, năm 2000, ông Lung về địa phương và được bố trí công tác tại Văn phòng UBND xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh; sau đó là Bí thư Xã đoàn Vĩnh Kim. Từ năm 2002 đến năm 2010, ông lần lượt được điều động, bổ nhiệm vào các vị trí công tác: Chuyên viên Ban Dân vận Huyện ủy, Phó Ban Dân vận Huyện ủy Vĩnh Thạnh, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Kim, Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Vĩnh Thạnh. Năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lung rất trăn trở khi đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là một số tập quán còn lạc hậu. Ông bảo, gắn bó với người dân miền núi, hơn một nhiệm kỳ làm Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, ông đau đáu nhất là tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong cộng đồng các DTTS.

“Do phong tục tập quán của đồng bào DTTS muốn con mình kết hôn sớm để có người làm nương rẫy nhưng họ không hiểu hết được những hệ lụy của tảo hôn. Là một người DTTS, tôi dành hết sự hiểu biết và tâm huyết của mình để tuyên truyền cho bà con hiểu mà xóa đi phong tục lạc hậu này”, ông Lung tâm sự.

Quyết tâm giúp đồng bào xóa bỏ hủ tục lạc hậu, ông Lung với vai trò chỉ đạo, đồng thời cũng là một tuyên truyền viên tích cực. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn ở Bình Định giảm hẳn. Nếu từ năm 2015 trở về trước, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 6.370 trường hợp tảo hôn, thì trong khoảng 4 năm trở lại đây (2016 - 2019) chỉ có 253 trường hợp.

Ông Lung tâm sự, trong thời gian làm Phó Trưởng Ban Dân tộc, ông trực tiếp phụ trách việc triển khai thực hiện Quyết định 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS và Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg về phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông đã tổ chức nhiều đợt đưa Người có uy tín tiêu biểu của tỉnh đi thăm quan Thủ đô Hà Nội và học tập kinh nghiệm các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Những chuyến thăm quan cùng Người có uy tín đã giúp ông tích lũy thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm để vận động đồng bào.

Ngoài ra, ông Lung còn tham gia công tác chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra thực hiện các chương trình, dự án đầu tư vào vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh; công tác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề cho đồng bào DTTS trong tỉnh. Những hoạt động hỗ trợ này có tác động rõ rệt, tạo sự chuyển biến về nhận thức và tập quán sản xuất của đồng bào theo hướng sản xuất hàng hóa, thay đổi phương pháp làm ăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp nhiều hộ thoát nghèo, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Ninh Bình) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề "Dòng chảy di sản". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc.