Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Người dân Thủ đô thích thú trải nghiệm Tết Chôl Chnăm Thmây

Thúy Hồng - 13:54, 16/04/2023

Trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, ngày 15/4 người dân Thủ đô Hà Nội đã được chứng kiến và trải nghiệm lễ tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây vô cùng độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Lễ tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra tại khu làng dân tộc Khmer
Lễ tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây diễn ra tại khu làng dân tộc Khmer

Trong không gian ngày hội giao lưu văn hóa Tây Nam Bộ tại khu Làng dân tộc Khmer đã diễn ra màn tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây nhằm giới thiệu, quảng bá nét truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh khu vựcTây Nam Bộ nói chung đến với du khách đến tham quan tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Nghi thức đắp cát
Nghi thức đắp cát

Dân tộc Khmer ở nước ta hiện nay dân số có khoảng hơn 1 triệu người. Đồng bào sinh sống tập trung ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu…

Đồng bào Khmer Nam Bộ hầu hết theo đạo Phật thuộc hệ phái Nam tông, không có ni sư và chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca. Dân tộc Khmer có nhiều phong tục tập quán và có vốn văn hóa nghệ thuật rất đa dạng và phong phú.

Lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm
Lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm

Tết Chôl Chnăm Thmây còn gọi Tết vào năm mới hay lễ chịu tuổi được tổ chức hàng năm vào các ngày 13, 14 và 15 tháng 4, nếu là năm nhuận thì tổ chức vào ngày 14, 15 và 16 tháng 4 Dương lịch. 

Lễ tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, trải nghiệm
Lễ tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, trải nghiệm

Trong không gian tái hiện ngày Tết Chôl Chnăm Thmây du khách đến tham quan được chứng kiến những nghi lễ đặc sắc của đồng bào Khmer như mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư và được nghe các vị chúc tụng năm mới; lễ đắp núi cát, gọi là Puôn-phnum-khsach; lễ quy y cho núi; lễ tắm tượng Phật bằng nước có ướp hương thơm, để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, rồi chúc mừng cha mẹ, ông bà, dâng bánh trái để tạ ơn, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý.

Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).