Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ

Nguyệt Anh (T/h) - 17:32, 11/05/2022

Nằm giữa Nga, Trung Quốc và vùng núi đá của Kazakhstan, tỉnh Bayan-Ölgii ở cực tây Mông Cổ là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa lâu đời của người Kazakh. Người Kazakh là một trong những dân tộc sở hữu nền văn hóa du mục cuối cùng còn sót lại của thế giới.

Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Kazakh là một bộ lạc bán du mục, sinh sống với đàn gia súc gồm cừu, dê, ngựa, lạc đà và bò yak lông dài. Vào mỗi mùa, người Kazakh sẽ cùng đàn gia súc di cư đến đồng cỏ mới. Một số gia đình chỉ di cư hai lần trong năm vào mùa đông và mùa hạ, sau đó sẽ trở về cánh đồng cỏ nơi nhiều thế hệ sinh sống. 

Ảnh: The Guardian.
Ảnh: The Guardian.

Vào mùa đông, khí hậu ở Bayan Olgii vô cùng khắc nghiệt với nhiệt độ thấp tới âm 30 độ C và tuyết phủ trắng trên mặt đất. Thời tiết khắc nghiệt kéo dài hay còn gọi là zud, có thể gây ra những thảm họa khủng khiếp. Gần đây nhất là vào năm 2010, gần nửa triệu người du mục bị ảnh hưởng, một số mất tới 70% đàn gia súc.

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 2

Người Kazakh buộc phải tìm nơi tránh rét cho đàn gia súc và những cánh đồng cỏ đủ cho chúng sống sót qua mùa đông. Để bảo vệ cho những con non trên hành trình lạnh giá, họ sẽ đặt chúng vào một chiếc túi sau lưng để giữ ấm. 

Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Thói quen sinh hoạt của người du mục Kazakh tập trung quanh đàn gia súc. Vào mỗi buổi sáng, gia đình sẽ có bữa sáng với Chai (trà sữa), Baursak (bánh mì chiên phồng) hay mì thịt luộc. Công việc chủ yếu của họ với đàn gia súc là chăn thả, cho ăn và vắt sữa. Sau bữa sáng, đàn ông sẽ ra ngoài để đi làm, những người phụ nữ ở lại, chăm sóc con cái và lo toan việc nhà. 

Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Đến cuối ngày, những người đàn ông sẽ trở về. Lúc này người thân trong gia đình cùng nhau đưa đàn gia súc trở lại chuồng, trước khi ánh sáng dần tắt và màn đêm lạnh giá buông xuống.

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 4
Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 5

Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi cùng gia đình và chuẩn bị bữa tối Beshbarmak, món ăn truyền thống với thịt luộc và mì. Beshbarmak sẽ được đặt trên một chiếc đĩa chung và ăn bằng tay, cũng vì vậy mà tên gọi của nó được dịch ra là “năm ngón tay”. 

Ảnh: The Guardian
Ảnh: The Guardian

Sinh hoạt với cộng đồng là một nét đặc trưng trong đời sống của người Kazakh. Họ sẽ thực hiện nó hàng ngày và thường xuyên nhất có thể, bằng cách đến thăm nhà lẫn nhau khi chăn thả gia súc và tiếp khách.

Đối với những gia đình sống cách nhau hơn 1 km, họ sẽ xây dựng mạng lưới những quán trà và điểm dừng chân để gặp gỡ. Thăm nhà dù không quen biết là một điều rất bình thường với người Kazakh. Tại đây, bạn sẽ được mời những món ăn nhẹ như Chai, Baursak và Aaruul (bánh sữa). 

Ảnh: Jimmy Nelson
Ảnh: Jimmy Nelson

Giống như những “thợ săn chim ưng” ở Trung Á, người Kazakh sử dụng đại bàng để đi săn. Công việc này chỉ diễn ra vào mùa đông, khi những con chim có sức khỏe tốt sau bài tập mùa hè và cũng là lúc con mồi của chúng, cáo, sóc, mèo manul và chó sói có bộ lông dày, thích hợp để may áo lông, mũ truyền thống của người Kazakh.

Những con chim dũng mãnh là niềm tự hào của người Kazakh và bắt đại bàng là một môn thể thao địa phương. Họ sẽ dùng thịt hoặc một con đại bàng để dụ đồng loại của chúng vào bẫy. Một cách khác đó là tìm đến những chiếc tổ và giấu đi những con non khi mẹ của chúng đi xa.

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 9

Những con chim dũng mãnh là niềm tự hào của người Kazakh và bắt đại bàng là một môn thể thao địa phương. Họ sẽ dùng thịt hoặc một con đại bàng để dụ đồng loại của chúng vào bẫy. Một cách khác đó là tìm đến những chiếc tổ và giấu đi những con non khi mẹ của chúng đi xa.

Người Kazakh sẽ nuôi đại bàng trong một ngôi nhà gần với nơi ở, để luyện tập cho những chuyến đi săn thường xuyên. Đại bàng sẽ được giữ bình tĩnh bằng cách bịt mặt và buộc chân cố định bởi sợi dây nhỏ. Những con chim dần quen được chủ cho ăn và trở nên trung thành. 

Ảnh: Jimmy Nelson
Ảnh: Jimmy Nelson

Ngoài đại bàng, những con ngựa khỏe mạnh cũng quyết định thành bại trong mỗi chuyến đi săn của người Kazakh. Chúng sẽ đưa chủ nhân cùng băng qua vùng đất Altai rộng lớn và leo lên những đỉnh núi có tầm nhìn thuận lợi nhất. Lên tới đỉnh núi, người thợ săn sẽ tháo bịt mắng cho đại bàng và làm xáo trộn sự yên bình của những ngọn núi.

Thông thường thợ săn sẽ vút roi da hoặc ném đá để con mồi tháo chạy khỏi nơi ẩn nấp. Tiếng rít liên tục của đại bàng sẽ càng làm chúng căng thẳng và sợ hãi. Khi phát hiện con mồi, đại bàng lập tức trở nên im lặng và nhắm thẳng mục tiêu. Người du mục sau đó sẽ thả dây chân của chúng và hi vọng về chuyến đi săn thành công, trước khi lên lưng ngựa và đuổi theo tới chỗ con mồi.

Người Kazakh- Bộ tộc sống du mục hơn 2.000 năm trên thảo nguyên Mông Cổ 11

Lúc này, người thợ sẵn sẽ phải phi càng nhanh càng tốt vì con mồi lớn như cáo và sói có thể chiến đấu và gây thương tích cho đại bàng. Một cuộc đi săn thành công sẽ là khoảnh khắc đầy tự hào của người thợ và trở thành chủ đề trò chuyện trong nhiều tuần sau đó. Chuyện bắt thêm nhiều đại bàng sẽ được người Kazakh khoe tại lễ hội thợ săn vào tháng 10 hàng năm. 

Ảnh: Medium
Ảnh: Medium

Với những người du mục chưa bắt được đại bàng, họ vẫn có thể săn bắn bằng loại súng 1940s rifle của Nga và tìm kiếm con mồi trên dãy núi Altai rộng lớn.

Một cuộc đi săn sẽ kéo dài trong vài giờ vì vậy rất cần sự kiên nhẫn. Những chiếc súng Nga đời cũ cùng những viên đạn nhỏ đòi hỏi thợ săn phải tiếp cận thật gần với con mồi.

Những cuộc đi săn thất bại là điều thường thấy, tuy nhiên những người đàn ông vẫn giữ cao tinh thần sau một ngày làm việc với bạn bè. Người Kazakh sẽ nỗ lực hơn trong những chuyến đi săn tới. 

Ảnh: Jimmy Nelson
Ảnh: Jimmy Nelson

Đặc trưng địa lý của Bayan Olgii đã lưu giữ văn hóa truyền thống của người Kazakh trong hơn hai nghìn năm. Tuy nhiên, sẽ không thể đoán định được những thay đổi của khu vực trong tương lai. Ngày nay, tỉnh Bayan Olgii liên tục phát triển, những con đường xuyên quốc gia cũng dần được xây dựng để nối khu vực với thủ đô. 

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.