Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Người Thái đón Tết Độc lập nhớ ơn Đảng và Bác Hồ

Ngọc Linh - 15:47, 01/09/2023

Hằng năm, vào cuối tháng 8, đồng bào dân tộc Thái ở các huyện vùng cao phía Tây Nghệ An lại tưng bừng chuẩn bị đón Tết Độc lập (2/9). Đồng bào Thái tổ chức ăn Tết Độc lập to như Tết Nguyên đán với phần lễ trang trọng và nhiều hoạt động ý nghĩa. Đây là dịp để đồng bào thể hiện tấm lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ đã giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Mâm cúng thịnh soạn của người Thái đón Tết Độc lập.
Mâm lễ cúng của người Thái đón Tết Độc lập.

Những ngày này, trên khắp bản làng người Thái ở Quỳ Châu nơi đâu cũng tràn ngập niềm vui, náo nức chuẩn bị đón Tết Độc lập. Ngày Tết Độc lập từ lâu đã trở thành ngày Lễ không thể thiếu, một nét văn hoá đẹp của người Thái nơi đây.

Đường cờ mùng 2/9 tại bản Xẹt, xã Châu thắng.
Bản Xẹt, xã Châu thắng rợp màu cờ

Để chuẩn bị cho Tết Độc lập, từ cuối tháng 8, trên mọi ngả đường của bản làng người Thái đều được treo cờ Đảng và cờ Tổ quốc. Thanh niên trong bản dựng sân khấu chuẩn bị cho các hoạt động văn nghệ, thể thao, hội thi các trò chơi dân gian. Người người, nhà nhà đều quét dọn, sửa sang nhà cửa, ngõ xóm sạch đẹp để tổ chức đón Tết Độc lập. Người dân dành những thức ăn ngon nhất, vào rừng tìm lá dong đẹp nhất để gói bánh chưng chuẩn bị dâng lên tổ tiên và Bác Hồ kính yêu. Ngày Tết Độc lập, nhiều người con của bản làng đi làm ăn xa cũng tranh thủ trở về quê hương để vui Tết Độc lập, con cháu sum vầy để cùng ngồi ôn lại những ký ức hào hùng của dân tộc.

Dịp Tết Độc lập, người Thái thường tụ họp để ăn uống, vui hội cồng chiêng, khắc luống.
Dịp Tết Độc lập, người Thái thường tụ họp để ăn uống, vui hội cồng chiêng, khắc luống.

Trong ngày Tết Độc lập, mâm cơm truyền thống người Thái dâng cúng tổ tiên là một thủ tục không thể thiếu. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất, được các gia đình tiến hành rất chu đáo. Các món ăn dâng cúng tổ tiên trong dịp này là các món ăn truyền thống của dân tộc, được nấu từ những nguyên liệu tươi ngon nhất. Sau khi chuẩn bị chu đáo các món ăn và bánh truyền thống, chủ nhà làm lễ dâng cúng tổ tiên, mời tổ tiên về ăn Tết Độc lập và chia vui cùng con cháu. Sau đó sẽ dọn mâm cỗ mời anh em, con cháu trong nhà và tiếp đãi khách. Các món ăn chủ yếu được chế từ gà, vịt, lợn... rất thơm ngon. Đặc biệt trong những ngày này, các gia đình người Thái đều làm các loại bánh đặc trưng của dân tộc mình như bánh chưng sừng trâu, bánh ít, hò mọc...

(BÁO IN ĐÃ THÊM ẢNH CHƯA BT CHÚ THÍCH) Người Thái đón Tết Độc lập nhớ ơn Đảng và Bác Hồ 3

Vào ngày Tết Độc lập, toàn bộ mọi công việc đều được người dân gác lại. Trong các bản làng người Thái, đâu đâu cũng vang lên câu lăm, điệu suối ơn Đảng, ơn Bác. Cùng với đó là âm thanh cồng chiêng, khắc luống vui hội, người Thái quây quần bên chum rượu cần, say sưa trong điệu múa lăm vông, cùng nhau nhảy sạp thể hiện sự đoàn kết của bản làng, lòng biết ơn đối với Đảng, với Bác Hồ đã mang đến cho người dân Việt Nam một cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Ngày Tết Độc lập, người Thái thường tổ chức ăn uống linh đình. Phụ nữ thái chuẩn bị xôi để mời khách
Phụ nữ thái chuẩn bị xôi để mời khách trong ngày Tết Độc lập

Bà Quang Thị Dũng, nghệ nhân văn hóa Thái ở bản Đồng Minh (xã Châu Hạnh) chia sẻ: “Với người Thái ở Qùy Châu thì ngày Tết Độc lập rất quan trọng. Chính vì vậy, mâm cơm trong ngày Tết Độc lập được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo và thịnh soạn, vừa để dâng kính lên ông bà tổ tiên, vừa để ăn mừng ngày Quốc khánh của đất nước và để làm Lễ cúng Bác Hồ. Tôi mong rằng, con cháu người Thái sẽ không bao giờ quên ngày Tết Độc lập của dân tộc”.

(BÁO IN ĐÃ THÊM ẢNH CHƯA BT CHÚ THÍCH) Người Thái đón Tết Độc lập nhớ ơn Đảng và Bác Hồ 5

Ngày Tết Độc lập không chỉ góp phần bảo tồn, lưu truyền những nét đẹp văn hóa đặc sắc, tạo nên giá trị trong nền văn hóa của đồng bào dân tộc Thái mà hơn hết, đây chính là một trong những cách người Thái dạy cho con cháu mình nhớ về ngày trọng đại của cả nước, nhớ ơn Đảng, ơn Bác Hồ kính yêu.