Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Nhà ở phòng, tránh lũ ở miền Trung: “Đai an toàn” cho hành trình giảm nghèo bền vững

Hải Trang - Trung Hương - 14:25, 07/12/2020

Những ngôi nhà được xây dựng theo phương châm “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp” từ Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người nghèo ở 14 tỉnh miền Trung xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt đang phát huy hiệu quả. Không chỉ bảo vệ tính mạng người nghèo, những ngôi nhà phòng tránh lũ đang trở thành “đai an toàn” trên hành trình giảm nghèo bền vững của người dân miền Trung.

Lãnh đạo Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Bình thăm mô hình nhà tránh lũ của gia đình bà Nguyễn Thị Thì ở thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình)
Lãnh đạo Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Bình thăm mô hình nhà tránh lũ của gia đình bà Nguyễn Thị Thì ở thôn Hiển Vinh, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình)

Vượt được lũ thì mới thoát nghèo

Chúng tôi về Lệ Thủy, huyện bị ngập lụt nặng nhất trong đợt lũ vừa qua cũng là nơi nước rút muộn nhất của tỉnh Quảng Bình. Nhiều gia đình trắng tay khi hầu hết tài sản đã bị nước cuốn trôi. Nhưng giữa cơ cảnh ấy, nơi đây vẫn có hàng ngàn hộ gia đình an toàn, tự bảo vệ được tính mạng và cả tài sản nhờ nhà phòng tránh lũ. Nhiều chủ nhà còn rộng cửa đón láng giềng vào trú ngụ qua những ngày gian khó.

Như gia đình chị Dương Thị Tình, ở thôn Mỹ Hòa, xã Sơn Thủy (huyện Lệ Thủy), với 15 triệu đồng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), cộng với chút tiền dành dụm, gia đình xây được căn nhà vượt lũ. Khi lũ về, thôn Mỹ Hòa có tới 90% hộ có nhà bị ngập trong nước, nhà ngập thấp nhất cũng cao đến 2/3 tường, nhà ngập cao nhất thì lút mái; toàn xã bị cô lập nhiều ngày. Lúc này, căn nhà tránh lũ không chỉ là chỗ trú ẩn của gia đình chị Tình, mà còn là nơi cho nhiều bà con làng xóm thôn Mỹ Hòa, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy trú ngụ qua những ngày mưa lũ.

Cũng như gia đình chị Tình, gần 2.500 ngôi nhà vượt lũ khác ở Quảng Bình vẫn hiên ngang, kiên cố sau trận lũ lịch sử. Điều đó cũng có nghĩa ít nhất từng đó hộ dân đã sống an bình trong trận lũ lịch sử vừa qua.

Những trận lũ lụt xảy ra từ đầu năm 2020 đến nay ở miền Trung một lần nữa chứng minh hiệu quả của những căn nhà vượt lũ. Việc xây những căn nhà này không chỉ giúp các hộ nghèo kiên cố hóa nhà ở, yên tâm sản xuất, xây dựng cộng đồng an toàn, góp phần chung tay xây dựng nông thôn mới mà còn chủ động giảm nhẹ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.

Sớm gỡ những “nút thắt”

Số liệu của Ngân hàng CSXH cho thấy, đến nay, tổng số hộ vay vốn xây nhà theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ đang còn dư nợ là 13.148 khách hàng với tổng dư nợ 192,91 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm 2020 đến 30/9/2020 Ngân hàng CSXH đã giải ngân cho 453 hộ vay với doanh số gần 6,8 tỷ đồng.

Trong triển khai Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg, ở nhiều địa phương đã có giải pháp linh hoạt để hỗ trợ hộ nghèo. Ông Nguyễn Văn Thục, Chủ tịch UBND xã Sơn Thủy, nơi được xem là “rốn lũ” của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã kiến nghị rằng: “Qua đợt đại hồng thủy này, có thể nhân rộng mô hình nhà chống lũ đến các hộ gia đình chưa có điều kiện xây nhà vượt lũ trong khu vực có lũ lụt. Đồng thời, Nhà nước cần xem xét nâng mức hỗ trợ xây nhà chống lũ cao hơn cho người dân. Hiện, mức hỗ trợ cho vay của Ngân hàng CSXH đang là 15 triệu đồng/căn, quá thấp so với nhu cầu để hoàn thành một ngôi nhà phòng, tránh bão, lũ. Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân hơn nữa, vì hiện nay, công tác này còn triển khai rất chậm, trong khi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, đồng thời để hỗ trợ người dân nghèo có thêm một “đai an toàn” bảo đảm con đường thoát nghèo bền vững.


Tin cùng chuyên mục
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.