Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nhà sưu tầm cổ vật văn hóa ở Cao nguyên Lang Biang

Văn Yên - 23:09, 26/04/2023

Sau hơn 20 năm theo đuổi niềm đam mê sưu tầm các vật dụng gắn với đời sống người đồng bào DTTS Tây Nguyên, đến nay, anh Nguyễn Quốc Dũng (46 tuổi) ở Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã sở hữu một bộ sưu tập với khoảng 5.000 hiện vật, cổ vật quý hiếm.

Anh Nguyễn Quốc Dũng (bên phải) giới thiệu những chiếc chum, ché cổ
Anh Nguyễn Quốc Dũng (người mặc áo vàng) giới thiệu nguồn gốc của những chiếc chum, ché cổ trong bộ sưu tập của gia đình.

Trong căn phòng rộng hơn 100 m2, là nơi mà anh Nguyễn Quốc Dũng trưng bày bộ sưu tập hàng nghìn hiện vật, cổ vật Tây Nguyên, trong đó nhiều vật dụng gắn với đời sống sinh hoạt hằng ngày của bà con DTTS ở Tây Nguyên.

Anh Dũng kể lại, trước đây anh làm vườn ở xã vùng sâu huyện Đam Rông (Lâm Đồng), được sinh hoạt cùng đồng bào DTTS nơi đây, tình cờ một người bạn Cơ Ho tặng anh chiếc ché cổ quý. Từ chiếc ché cổ này, anh suy nghĩ về những giá trị cổ vật và quyết định theo đuổi công việc sưu tầm hiện vật, cổ vật ở vùng Tây Nguyên.

Bên trong không gian trưng bày bộ sưu tập hiện vật, cổ vật của anh Nguyễn Quốc Dũng.
Các hiện vật, cổ vật tại không gian trưng bày của gia đình anh Nguyễn Quốc Dũng

Mới đầu anh Dũng chỉ sưu tầm những hiện vật sẵn có của bà con, sau đó sưu tầm những cổ vật có giá trị lớn hơn. “Tôi mê cổ vật lắm! Cứ nghe ở đâu có hiện vật, cổ vật quý là phải tìm đến xem cho bằng được. Có những món đồ trao đổi rất dễ, nhưng cũng có những món đồ phải mất nhiều năm kiên trì mới có được”, anh Quốc Dũng tâm sự.

Năm 2014, nhà sưu tầm Nguyễn Quốc Dũng cho ra mắt các hiện vật, cổ vật ở ga Đà Lạt và được mời tham gia trưng bày ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiếp đó, bộ sưu tập của anh được trưng bày tại Làng du lịch Cù Lần (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Để bộ sưu tập ngày càng phong phú, độc đáo, nhiều năm qua, anh Dũng đã đi đến từng buôn, thôn các tỉnh Tây Nguyên để tìm kiếm, lượm nhặt, mua lại nhiều cổ vật, hiện vật văn hóa của bà con. Mỗi một món đồ đều gắn liền với một giai đoạn lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc.

Ché “mẹ bồng con” là chiếc ché quý khiến anh Dũng mất nhiều thời gian, tiền bạc để có được
Ché “mẹ bồng con” là chiếc ché quý hiếm mà anh Dũng đã mất nhiều thời gian, tiền bạc để có được

Trong “bảo tàng thu nhỏ”, anh Quốc Dũng có thể kể rành mạch về nguồn gốc, xuất xứ của các cổ vật và giá trị lịch sử của nó qua từng giai đoạn. Trong khoảng 5.000 cổ vật, hiện vật, thì đa số vẫn còn nguyên vẹn, cũng có một vài món bị sứt mẻ nhưng anh vẫn quý trọng, bảo quản kỹ lưỡng, bởi theo anh, mỗi đồ vật đều có những giá trị riêng.

Trong bộ sưu tập của anh Dũng, ấn tượng và quý hiếm nhất là ché “mẹ bồng con”. Chiếc ché này có niên đại từ thế kỷ 18 - 19, xuất xứ ở châu Ổ (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Đây là vật dụng mang tính biểu tượng thiêng liêng của tình mẫu tử; tôn vinh chế độ mẫu hệ của một số  DTTS ở Tây Nguyên. Sự khác biệt nữa là ché bình thường có thể cùng lúc cắm nhiều cần để uống rượu nhưng ché “mẹ bồng con” chỉ có 1 cần uống, người uống trước, người uống sau theo ngôi thứ.

Nói về món cổ vật giá trị này, anh Dũng kể: “Năm 2013,  tôi được một người bạn báo tin có người ở xã Ea H'leo, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk có chiếc ché quý. Lúc đó là thời điểm mùa mưa bão, nhưng tôi vẫn lập tức lên đường sang Đắk Lắk. Sang đến nơi, chủ nhân lại nói đang để món đồ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Thế là tôi lại sang Gia Lai rồi quay về Đà Lạt, mất đúng 3 ngày mới đưa được chiếc ché về đây”.

Đồ trang sức của người DTTS được anh Dũng cất giữ cẩn thận
Đồ trang sức của người DTTS được anh Dũng cất giữ cẩn thận

Bên cạnh sưu tầm cổ vật, anh Dũng còn sưu tầm các loại bình bằng gốm, bộ trang sức bằng đá, vàng bạc và hàng ngàn chiếc gùi, đơm nhiều kích cỡ khác nhau....

Với niềm đam mê mãnh liệt với cổ vật, giờ đây anh Dũng đã tạo ra một ngôi nhà di sản mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên giữa lòng thành phố ngàn hoa Đà Lạt.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.