Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Những điều bạn chưa biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Như Ý - 10:21, 05/07/2024

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn dịch, gây ảnh hưởng rộng đến nhiều cơ quan và bộ phận trong cơ thể như nội tạng, da và các khớp. Nếu phát hiện muộn, bệnh có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán bệnh sớm và áp dụng đúng phương pháp điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh hiệu quả, phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng.

Nguyên nhân tử vong do bệnh lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu do bệnh tiến triển gây bệnh tim mạch do xơ vữa
Nguyên nhân tử vong do bệnh lupus ban đỏ hệ thống chủ yếu do bệnh tiến triển gây bệnh tim mạch do xơ vữa

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ hệ thống cho tới giờ vẫn chưa được biết rõ và liên quan tới nhiều yếu tố. Nhiều nhà quan sát cho rằng có vai trò của gen (di truyền), hormone, miễn dịch và yếu tố môi trường:

Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.

Môi trường: Có thể có vai trò của virus, vi khuẩn, tia UV, bụi, thuốc, thuốc lá,…

Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (nữ gấp 9 lần nam), sau khi mãn kinh cả tỷ lệ mắc và mức độ của bệnh đều giảm rõ rệt, còn trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.

Triệu chứng

Các triệu chứng bệnh có sự khác nhau ở mỗi người, bệnh có thể ảnh hưởng đến một vùng trên cơ thể hoặc đến nhiều vùng trên cơ thể. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Đau khớp: Khớp đau, cứng và sưng tấy, đặc biệt là vào buổi sáng. Mức độ có thể nhẹ và dần dần tăng nặng với các biểu hiện rõ ràng hơn, các triệu chứng này cũng có thể đến và tự thoái lui trong một khoảng thời gian.

Mệt mỏi: Có đến 90% người bị Lupus ban đỏ chia sẻ rằng họ đã trải qua những giai đoạn vô cùng mệt mỏi. Nhiều người ngủ quá nhiều vào buổi trưa và mất ngủ vào buổi tối, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy nhược cơ thể.

Sốt không rõ nguyên nhân: Đây là một trong những triệu chứng khởi phát và thường gặp ở những người bị bệnh, những cơn sốt nhẹ xảy ra thường xuyên và lặp đi lặp lại, vì là cơn sốt nhẹ nên nhiều người thờ ơ và bỏ qua nó.

(Tổng hợp) Những điều bạn chưa biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống 1

Rụng tóc: Rụng tóc, thậm chí rụng từng mảng tóc lớn lộ da đầu, đây là tình trạng xảy ra khi viêm da, không chỉ tóc mà ở một số người còn bị tình trạng thưa râu, lông mi, lông mày. Bệnh có thể làm tóc trở nên yếu, cứng và dễ gãy rụng.

Khô miệng, khô mắt: Bạn có thể cảm nhận được tình trạng này khi mắc Lupus ban đỏ vì ở những người bệnh sẽ phát triển bệnh Sjogren, đây là một hội chứng rối loạn tự miễn dịch khác, bệnh này làm cho các tuyến chịu trách nhiệm về nước mắt và nước bọt hoạt động sai, và các tế bào lympho có thể tích tụ trong các tuyến. Trong một số trường hợp, phụ nữ bị Lupus và Sjogren cũng có thể bị khô âm đạo và da.

Phát ban trên da, trong đó phát ban dạng “cánh bướm” xuất hiện ở hơn 50% số người bị Lupus ban đỏ. Phát ban chủ yếu xuất hiện trên má và sống mũi và trở nên xấu hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: Giảm cân, khó chịu, bứt rứt, xuất hiện các vết loét ở miệng, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, sưng hạch bạch huyết. Bệnh cũng có thể gây đau khớp, đặc biệt vào buổi sáng.

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào phần nào của cơ thể bị ảnh hưởng:

Hệ thống não và thần kinh: Xuất hiện cơn đau đầu, suy nhược, tê, ngứa ran, co giật, các vấn đề về thị lực, trí nhớ và thay đổi tính cách.

Đường tiêu hóa: Bệnh nhân đau bụng, buồn nôn và nôn.

Tim: Xuất hiện các vấn đề về van tim, viêm cơ tim hoặc nội mạc tim, màng ngoài tim.

Phổi: Tràn dịch màng phổi, khó thở, ho ra máu.

Da: Nốt ban nhạy cảm với ánh sáng, niêm mạc: có vết loét trong miệng.

Thận: Phù chân.

Ngón tay và ngón chân: tím lạnh đầu ngón trong trường hợp Raynaud.

Bất thường về máu bao gồm: Thiếu máu, bạch cầu thấp hoặc giảm số lượng tiểu cầu.

Ngoài ra, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có cách điều trị bệnh lupus ban đỏ một cách triệt để, chủ yếu điều trị theo triệu chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

(Tổng hợp) Những điều bạn chưa biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống 2

Cách phòng tránh và chữa trị Lupus ban đỏ hệ thống

Hiện nay chưa có cách nào để điều trị dứt điểm bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể nhẹ hoặc nặng đến mức đe dọa tính mạng. Người bị lupus ban đỏ hệ thống cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, chăm sóc phòng ngừa cũng như có lối sống phù hợp. Việc điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, biến chứng của bệnh.

Các loại thuốc thường dùng để điều trị lupus ban đỏ hệ thống bao gồm thuốc kháng viêm NSAID, thuốc kháng sốt rét tổng hợp, corticoid và thuốc ức chế miễn dịch. Các thuốc này có một số tác dụng phụ không mong muốn cũng như sẽ chống chỉ định với một số đối tượng, do đó người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Đối với các biến chứng nội tạng như hội chứng thận hư, suy thận, suy tim, tràn dịch màng tim… thì tùy vào mức độ và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể.

Vì đây là bệnh tự miễn và nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định nên khó có thể phòng ngừa việc phát triển bệnh Lupus ban đỏ. Tuy nhiên một số đối tượng nguy cơ cao có thể dự phòng bệnh bằng cách để ý đến những dấu hiệu cảnh báo của bệnh như xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, phát ban trên da theo dạng đặc trưng, đau bụng, đau khớp, chóng mặt. Việc phát hiện sớm triệu chứng giúp bệnh nhân có thể được chẩn đoán và điều trị sớm, giúp giảm tác động tiêu cực của bệnh đối với sức khỏe, giảm chi phí điều trị và thời gian vào bệnh viện.

(Tổng hợp) Những điều bạn chưa biết về bệnh Lupus ban đỏ hệ thống 3

Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cũng có thể chủ động phòng ngừa một số biện pháp sau đây để cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân, bao gồm:

Tập thể dục: Một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương và cũng có thể tác động tích cực đến tâm trạng.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Xen kẽ thời gian hoạt động là thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Ăn uống bổ dưỡng, cân bằng.

Tránh uống rượu: Rượu có thể tương tác với thuốc gây ra các vấn đề về dạ dày và đường ruột.

Không hút thuốc: Hút thuốc có thể làm giảm lưu thông và làm nặng thêm các triệu chứng ở người mắc bệnh Lupus. Đồng thời khói thuốc lá cũng tác động tiêu cực đến tim, phổi và dạ dày.

Bảo vệ mình khỏi ánh nắng mặt trời: Giới hạn thời gian tiếp xúc với ánh nắng, đeo kính râm, đội mũ và chống nắng khi ra ngoài.

Nhận biết tình hình bệnh của bản thân: Ghi lại các triệu chứng bệnh một cách cụ thể và chính xác, để có thể trao đổi với bác sĩ khi thăm khám định kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị Lupus ban đỏ hệ thống

Chế độ dinh dưỡng khoa học là phần không thể thiếu trong kế hoạch điều trị tổng thể bệnh Lupus ban đỏ. Người bệnh nên hướng tới một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Ngoài ra, lượng thịt, gia cầm và cá vừa phải cũng cần được bổ sung trong thực đơn mỗi ngày.

Bên cạnh đó những thực phẩm người bệnh lupus cần tránh như: Súp và nước sốt kem, thịt đỏ, mỡ động vật, mầm cỏ linh lăng, tỏi, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm nhiều natri, các sản phẩm chế biến từ thịt, thực phẩm chiên, đồ nướng thương mại, thực phẩm từ sữa giàu chất béo (sữa nguyên chất, phô mai, bơ, kem).

Tin cùng chuyên mục
Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Từ 01/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 quy định về tỷ lệ đóng BHXH. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, bao gồm: 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.