Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Tiêu Dao - 07:05, 07/05/2024

Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.

R’com Bus, chàng trai người Gia Rai đã khéo léo kể lại các câu chuyện xoay quanh cuộc sống của đồng bào miền cao nguyên đầy kỳ thú như trong sử thi huyền thoại.
R’com Bus, chàng trai người Gia Rai đã khéo léo kể lại các câu chuyện xoay quanh cuộc sống của đồng bào miền cao nguyên đầy kỳ thú như trong sử thi huyền thoại. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Quảng bá văn hóa dân tộc trên nền tảng số

Những năm gần đây, với niềm đam mê và sự sáng tạo của giới trẻ, nhiều loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS từng bước hồi sinh, đến gần hơn với công chúng. Đó là cách giới trẻ bày tỏ tình yêu của mình với văn hóa truyền thống của dân tộc.

R’com Bus, chàng trai người Gia Rai ở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai là một ví dụ. Bằng tình yêu đặc biệt với trang phục và âm nhạc dân tộc, mới ở tuổi 21 nhưng R’com Bus đã dành nhiều tâm sức để phục dựng và đưa hình ảnh văn hóa của người Gia Rai đến với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Những hình ảnh, MV, kênh Youtube của R’com Bus thời gian qua đã thu hút nhiều người xem.

Các clip hầu hết được quay tại miền Cao nguyên với khung cảnh là những bản làng, thác nước, trang phục Gia Rai và nhiều loại nhạc cụ. Chàng trai trẻ đã khéo léo kể lại các câu chuyện xoay quanh cuộc sống của đồng bào miền Cao nguyên đầy kỳ thú như trong sử thi huyền thoại. “Văn hóa dân tộc phải tự mình giữ lấy. Giữ thôi chưa đủ, mình phải làm cho nó hiện hữu mỗi ngày trong cuộc sống”, Bus nói.

(Bài bóc ra từ số cuối tháng) Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình 1
Những năm qua, chàng trai R’com Bus đã dành nhiều tâm sức để phục dựng và đưa hình ảnh văn hóa của người Gia Rai đến với công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
Những năm qua, chàng trai R’com Bus đã dành nhiều tâm sức để phục dựng và đưa hình ảnh văn hóa của người Gia Rai đến với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Bus còn theo thầy mình mở lớp dạy học đánh cồng chiêng nhằm trao truyền, giữ gìn văn hóa dân tộc cho lớp trẻ làng Pleiku Roh. Không chỉ dạy các em biết đánh cồng chiêng, Bus còn chú tâm giảng giải về cội nguồn và vẻ đẹp của văn hóa cồng chiêng nhằm xây dựng cho thế hệ trẻ ý thức bảo tồn, phát huy vốn văn hóa truyền thống của người Gia Rai. Với Bus, đó như cách để trả ơn nghĩa tình của buôn làng, trả ơn với người thầy của mình.

Tương tự như R’com Bus, Trần Thị Hiên là cô gái Xơ Đăng trẻ trung, xinh xắn cũng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trên mạng xã hội. Cô gái Xơ Đăng này đã tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok để giới thiệu, quảng bá văn hóa của người Xơ Đăng. Đồng thời, lan tỏa và kết nối với văn hóa của nhiều dân tộc anh em khác trên miền Cao nguyên như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na... để cùng lan tỏa những năng lượng tích cực về văn hóa dân tộc.

Với sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, Phạm Thị Sung hay Phạm Thị Y Hòa ở Làng Teng, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã đưa thổ cẩm Hrê lên các nền tảng mạng xã hội và góp phần tạo việc làm cho thanh niên, đồng bào Hrê ở địa phương.

Trần Thị Hiên, cô gái dân tộc Xơ Đăng trẻ trung, xinh xắn quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến với mọi người.
Trần Thị Hiên, cô gái dân tộc Xơ Đăng trẻ trung, xinh xắn quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến với mọi người.

Tạo điều kiện cho giới trẻ phát huy sáng tạo

Trong các bạn trẻ, còn rất nhiều Tiktoker, Youtuber khác là người DTTS đã tận dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại, giới thiệu nhiều điểm du lịch ở vùng cao, nét văn hóa truyền thống, món ăn độc đáo. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống với những nét hiện đại được giới trẻ lồng ghép, sáng tạo, đã tạo nên những cá tính riêng, độc đáo và hấp dẫn. Y Hiên, R’com Bus, Phạm Thị Sung hay Phạm Thị Y Hòa đã nhiều lần livestream (phát trực tiếp) trên Facebook với những màn múa trống, đánh chiêng, những lễ hội của người dân trong bản làng, khiến người xem Facebook vô cùng thích thú.

Nhìn sang các lĩnh vực khác như ẩm thực, du lịch... cũng trở thành phương tiện hữu hiệu để các bạn trẻ người DTTS quảng bá, giới thiệu văn hóa ra các vùng miền và với cả thế giới. Nhiều kênh YouTube, trang web được các bạn trẻ xây dựng nội dung phong phú, hấp dẫn về các món ăn truyền thống, di tích, thắng cảnh, văn hóa DTTS các vùng miền của Việt Nam... Đặc biệt, nhiều di sản, di tích lịch sử được giới trẻ giới thiệu, quảng bá sinh động thông qua các nền tảng số bằng ngôn ngữ dân tộc mình, bằng cả tiếng Việt và nhiều thứ tiếng nước ngoài, thu hút đông đảo lượt xem và chia sẻ.

Phạm Thị Y Hòa đã đưa thổ cẩm Hrê lên các nền tảng mạng xã hội, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm cho đồng bào Hrê ở địa phương.
Phạm Thị Y Hòa đã đưa thổ cẩm Hrê lên các nền tảng mạng xã hội, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm cho đồng bào Hrê ở địa phương.

Việc tiếp xúc với nhiều nền văn hóa du nhập vào các bản làng miền núi giúp giới trẻ người DTTS có cơ hội bước ra và hội nhập nhanh hơn. Mạng lưới Internet, mạng xã hội... cũng giúp người trẻ DTTS đưa văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến với mọi người, mọi vùng miền tốt hơn, rõ nét hơn.

Tuy nhiên, để giúp người trẻ thêm yêu, trân trọng, nâng cao ý thức gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống, các ngành chức năng cần quan tâm, đẩy mạnh việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các bạn nhân rộng những mô hình khởi nghiệp sáng tạo trên nền tảng văn hóa truyền thống, lan tỏa giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS tới cộng đồng; Tiếp tục tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa truyền thống, mời các nghệ nhân đến truyền dạy cho thế hệ trẻ…

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.