Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Những “thủ lĩnh” miền biên viễn xứ Nghệ: Vận động Nhân dân phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội (Bài 1)

Thanh Hải - 14:20, 28/10/2022

LTS: Trong giai đoạn 2011 - 2021, toàn tỉnh Nghệ An có 13.504 Người uy tín, gồm: Già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ, người sản xuất giỏi của 10 dân tộc sinh sống nơi các bản làng miền Tây. Cùng với các cấp chính quyền, bằng uy tín, tiên phong, trách nhiệm, phát huy vai trò tập hợp…; họ đã sát cánh cùng đồng bào, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách; thi đua phát triển kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hóa; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.

Những năm qua, các già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã là “cánh tay nối dài” của Đảng và Nhà nước để vận động, tuyên truyền đồng bào DTTS phát huy quyền làm chủ của mình trong việc tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; tham gia góp ý, phản biện, giám sát thực hiện chính sách…

Già làng Lô Xuân Tiến (thứ 2 từ phải sang), ở bản Liên Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương luôn sát cánh cùng BĐBP chăm lo sự phát triển của bản làng vùng cao biên giới
Già làng Lô Xuân Tiến (thứ 2 từ phải sang), ở bản Liên Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương luôn sát cánh cùng BĐBP chăm lo sự phát triển của bản làng vùng cao biên giới

“Cầu nối” tin cậy của Nhân dân

Dù bước qua tuổi 73 tuổi, nhưng già làng Lô Xuân Tiến ở bản Liên Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn sống với quan điểm: khi người dân đang cần mình thì chưa được phép nghỉ ngơi. Ông trải lòng: bản Liên Hương là địa bàn vùng sâu biên giới của xã Tam Quang có 66 hộ, 260 nhân khẩu với 3 dân tộc cùng chung sống (Thái, Đan Lai và Tày Poọng). Trình độ dân trí của người dân còn thấp so với mặt bằng chung toàn xã, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Từ thực tế đó, già Tiến và các đảng viên trong Chi bộ đã tập trung xây dựng kế hoạch phát triển riêng cho bản làng. Công việc đầu tiên đó là xây dựng khối đoàn kết, tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận cao giữa các dân tộc trong bản. Để thực hiện được nhiệm vụ, ông đã nỗ lực tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu và thực hiện theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Anh Lô Văn Việt, người dân trong bản Liên Hương chia sẻ: Già làng Lô Xuân Tiến làm việc gì cũng nghĩ đến cái chung, cái lợi cho bà con nên bà con trong bản thường nghe và làm theo lời già làng vận động. Nhiều hộ còn xem già làng Lô Văn Tiến là điểm tựa về tinh thần của gia đình.

Từ sự đồng thuận, đoàn kết, người dân bản Liên Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương đã góp sức làm đường bê tông nông thôn sạch đẹp
Từ sự đồng thuận, đoàn kết, người dân bản Liên Hương, xã Tam Quang, huyện Tương Dương đã góp sức làm đường bê tông nông thôn sạch đẹp

Người dân bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn thời gian qua, phải đối diện với nguy hiểm sạt lở núi rình rập từ hơn 1 năm trước. Tại đây, chúng tôi chứng kiến những đường dây điện chùng võng, những vách nhà nứt toác, kèo xiêu, cột vẹo, nền nhà có chỗ sụt xuống hơn 1m.

Trong lúc chờ dự án TĐC được triển khai, người dân chỉ còn biết trông cậy vào chính quyền địa phương và Chi bộ bản. Và, “người hai vai” ở bản Nam Tiến 2, xã Bảo Nam đã phát huy hiệu quả là “cầu nối” tin cậy của Nhân dân. Những lo lắng, bất an của người dân trước hiện thực cuộc sống đã được vị Bí thư Chi bộ, Trưởng bản gần gũi, quan tâm, sẻ chia khó khăn; đồng thời, đại diện cho bà con dân bản gửi ý kiến phản ánh lên cấp trên kịp thời.

Cán bộ xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn cùng đảng viên Chi bộ bản Nam Tiến 2 thăm hỏi người dân và kiểm tra tình hình lún sụt tại thực địa
Cán bộ xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn cùng đảng viên Chi bộ bản Nam Tiến 2 thăm hỏi người dân và kiểm tra tình hình lún sụt tại thực địa

Ông Lo Văn Chung, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Nam Tiến 2 kể: Ngay khi người dân phát hiện vết nứt gãy trên sườn núi và báo với chính quyền, tôi đã đại diện cho ban quản lý bản, chỉ đạo các đảng viên và thành viên các chi hội ở bản bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình để kịp thời giúp đỡ người dân sơ tán khi sự cố xảy ra. Việc làm này đã giúp người dân bớt hoang mang, lo lắng và đảm bảo an toàn hơn trước ẩn họa núi sụt.

Có thâm niên hơn 20 năm là Xóm trưởng và gần 10 năm là Bí thư Chi bộ xóm Hoàng Trang, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ… thế nên ông Cao Xuân Trường hiểu rất rõ đời sống, phong tục của bà con người Thổ nơi đây. Với vai trò của một già làng, lại được tín nhiệm bầu làm Người có uy tín, ông Trường đã tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận hưởng ứng của Nhân dân trong thực hiện các chủ trương của cấp trên.

Ông Trường tâm sự: Điều gì người dân chưa hiểu thì giải thích, tuyên truyền; một ngày không xong thì nhiều ngày. Người dân hiểu rồi nhưng có tâm tư muốn đề nghị lên cấp trên, mình lại phải xâu nối lại, tổng hợp lại với trách nhiệm cao nhất. Chỉ khi nào làm được như vậy thì nói dân mới nghe. Và khi ấy thì việc gì cũng dễ. Đơn cử như, từ nguồn hỗ trợ, xóm tôi đã đồng thuận góp thêm tiền của để xây dựng nhà văn hóa khang trang, mở rộng và nâng cấp đường giao thông theo tiêu chí NTM.

Đại diện bản Nam Tiến 2 xã Bảo Nam huyện Kỳ Sơn kiểm tra vết nứt tại bản
Đại diện bản Nam Tiến 2 xã Bảo Nam huyện Kỳ Sơn kiểm tra vết nứt tại bản

Kênh thông tin hiệu quả

Có thể thấy rõ, ưu thế của kênh truyền thông qua già làng, trưởng bản, Người có uy tín là rất rõ ràng. Đó là: thông tin đa dạng, trực quan, sinh động, thu hút sự chú ý từ dân làng, tác động nhanh chóng đến nhận thức và suy nghĩ của họ. Đặc biệt, những thông tin liên quan đến tình đoàn kết cộng đồng; sự bình đẳng, dân chủ của mỗi người dân... được cụ thể hoá qua những hoạt động thiết thực, các buổi nói chuyện thân mật, gần gũi nên dễ đi vào lòng người dân.

Trưởng phòng Dân tộc huyện Con Cuông Lương Viết Tùng cho biết: Thông tin từ phía già làng, trưởng bản, Người có uy tín vừa có tính loan báo, vừa có tính định hướng để bà con nhận ra lợi ích, học tập làm theo, tiếp nhận được mọi chính sách liên quan đến mình. Thông qua các cuộc nói chuyện thường xuyên ở nhà sinh hoạt cộng đồng, họ sẽ nói rõ cho dân làng biết, tác hại của việc mất đoàn kết sẽ dễ dàng bị kẻ xấu xúi giục, kích động làm điều không tốt. Hơn hết, từ đó mỗi người sẽ nhận ra thủ đoạn của bọn phản động dùng các chiêu thức gì để lừa bịp bà con, gây chia rẽ mọi người, để từ đó tự ý thức được những việc làm đúng sai…

Có thể thấy rõ nhất trong việc vận động Nhân dân phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, những “thủ lĩnh” miền biên viễn xứ Nghệ đã rất gần gũi, quan tâm, kiên trì gặp gỡ người dân, chân tình nói lời hơn lẽ thiệt, thuyết phục các bên bỏ qua sự bất đồng để chung sống hoà thuận, góp phần xây dựng bản làng văn minh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Họ còn gặp gỡ những gia đình có con em sử dụng ma tuý để vận động thuyết phục đi cai nghiện, xây dựng cuộc đời mới. Họ cũng tích cực vận động người dân tố giác tội phạm, không tự do di cư sang Lào, không trồng cây thuốc phiện. Đặc biệt, ở các bản làng dọc biên giới với quốc gia Lào, Người có uy tín phối hợp cùng cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể để tạo nên sự giao lưu văn hoá, hội chợ, kết nối hoà bình với các DTTS của nước bạn.

Đánh giá về vai trò Người uy tín, già làng, trưởng bản trong việc vận động Nhân dân phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, ông Lương Văn Khánh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Tinh thần đoàn kết, ổn định, đồng thuận xã hội của đồng bào các DTTS ngày càng ổn định và phát triển. Từ đó, hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, quản lý và điều hành tốt các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Quốc phòng được củng cố và giữ vững, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của những già làng, trưởng bản, Người có uy tín.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.