Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Niềm tự hào của quê hương, bản làng

Thúy Hồng - 19:03, 27/12/2020

Trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 lần này có nhiều gương mặt đến từ những bản làng xa xôi, hẻo lánh nhất trên khắp mọi miền đất nước.. Các em không chỉ là niềm vinh dự của mỗi gia đình, dòng họ mà còn là niềm tự hào chung của bản làng.

Đinh Tuấn Thành giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Yoga toàn quốc năm 2019
Đinh Tuấn Thành giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Yoga toàn quốc năm 2019

Đinh Tuấn Thành-chàng trai vàng của Yoga Việt Nam

Đinh Tuấn Thành là người con dân tộc Mường, sinh viên năm cuối của Trường Đại học Văn hóa được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2020. Không chỉ có thành tích học tập tốt mà Thành còn giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Yoga toàn quốc năm 2019.

Thành kể, sinh ra và lớn lên ở vùng miền núi thuộc xóm Trạo, xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, không phải con “nhà nòi”, nhưng từ nhỏ Thành lại có niềm đam mê nghệ thuật. Năm 2016, tốt nghiệp THPT, Thành thi đỗ vào khoa Nghệ thuật đại chúng của Trường Đại học Văn hóa. Khi biết Thành quyết định đi theo con đường nghệ thuật, bố mẹ em đã kịch liệt phản đối. Nhưng vì niềm đam mê, Thành vẫn quyết tâm theo đuổi dù không được bố mẹ không ủng hộ.

Theo học chuyên ngành đạo diễn sự kiện nhưng Thành lại bén duyên với bộ môn Yoga. Thành chia sẻ: “Năm 2017, trong một lần tình cờ được người bạn giới thiệu tham gia lớp học Yoga, ban đầu em cũng không hào hứng lắm, nhưng càng học và tập luyện thì lại càng đam mê”. Năm 2019, sau 2 năm miệt mài tập luyện, Đinh Tuấn Thành đã quyết định đi thi Giải vô địch Yoga toàn quốc năm 2019 và giành được Huy chương Vàng đơn nam và đôi nam.

Không chỉ giành giải thưởng cao tại cuộc thi Yoga, hiện nay, Thành còn là Huấn luyện viên của Liên đoàn Yoga Việt Nam. Thành cũng là người sáng lập bộ môn Yoga âm hưởng dân gian kết hợp giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Ấn Độ.

Không chỉ chuyên tâm vào bộ môn Yoga, Thành còn dành thời gian để thực hiện niềm đam mê nghệ thuật của mình là biên đạo các chương trình nghệ thuật dân gian, dân tộc. Đinh Tuấn Thành đã trực tiếp biên đạo nhiều chương trình văn nghệ và giành được thành tích đáng kể tại các cuộc thi cấp tỉnh.

Khi hỏi về dự định trong tương lai, Thành chia sẻ, em sẽ cố gắng biên đạo được nhiều chương trình nghệ thuật mang âm hưởng dân tộc, đặc biệt có thể lồng ghép được nét văn hóa DTTS để giới thiệu đến với đông đảo công chúng.

Mong Văn Dương-chàng sinh viên dân tộc Khơ-mú đầu tiên của bản Nhọt Nhóng

Mong Văn Dương sinh ra và lớn lên ở bản Nhọt Nhóng, xã Nậm Nhóng, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Mặc dù sinh ra trong gia đình có đông anh em, điều kiện kinh tế khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, chăm chỉ học tập, trở thành tấm gương học sinh học giỏi được thầy cô, người thân trong gia đình và bà con  trong bản tin tưởng,mến phục.

Mong Văn Dương với ước mơ trở thành thầy giáo
Mong Văn Dương với ước mơ trở thành thầy giáo

Với ước mơ trở thành thầy giáo đem con chữ đến với trẻ em vùng cao, trong Kỳ thi  tốt nghiệp THPT năm 2020 vừa qua, Mong Văn Dương đã thi đỗ vào ngành Giáo dục Tiểu học, khoa Sư phạm của Trường Đại học Vinh với số điểm 26,25. Dương đã làm nên kì tích của bản làng, là người Khơ-mú đầu tiên của bản Nhọt Nhóng đi học đại học. Vì vậy, em luôn là niềm tự hào và sự kỳ vọng của dòng họ và người dân trong bản.

Dương kể, khi biết tin em đỗ đại học, không chỉ gia đình dòng họ phấn khởi mà bà con trong thôn cũng rất vui mừng đến chia vui với gia đình. Bản Nhọt Nhóng quê em là vùng miền núi, đời sống của bà con nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, em mong muốn sau khi ra trường có thể được về công tác tại quê hương của mình, đem con chữ dạy cho các em nhỏ vùng cao nơi đây.

Nhận thông tin được tham dự Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 tại Hà Nội, Mong Văn Dương xúc động cho biết: “Em rất vinh dự và tự hào khi được nhận phần thưởng có ý nghĩa này. Đây sẽ là động lực thúc đẩy em cố gắng hơn nữa trong học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong mỏi của gia đình và bà con dân bản”.

Em Ma Thị Phượng, người đứng bên trái
Em Ma Thị Phượng (bên trái) và bạn học cùng trường.

Nỗ lực vượt khó của cô gái Tày Ma Thị Phượng

Ma Thị Phượng sinh ra và lớn lên ở thôn Nà Bao - một vùng quê nghèo của xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Cũng như bao gia đình đồng bào dân tộc Tày nơi đây, gia đình Phượng chủ yếu trồng cây ngô, cây lúa, điều kiện kinh tế gia đình khá khó khăn. Là hộ cận nghèo trong thôn nhưng với nỗ lực vượt lên khó khăn, Phượng luôn chăm chỉ học tập, trở thành tấm gương học sinh học giỏi của trường.

Trong ba năm học cấp 3 ở Trường THPT Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, Phượng luôn đạt học sinh giỏi. Đặc biệt, năm học lớp 12, em đã đạt giải Ba học sinh giỏi môn Địa lý cấp tỉnh. Chia sẻ bí quyết học tập, Phượng cho biết, chỉ cần có đam mê thì mọi khó khăn sẽ vượt qua dễ dàng; kỷ luật nghiêm khắc với bản thân, chăm chỉ học hỏi từng ngày sẽ tạo nên một nền móng kiến thức vững chắc.

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Ma Thị Phượng đã đạt thành tích rất cao với số điểm gần tuyệt đối 29,75, em đỗ vào Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, để tiết kiệm chi phí học tập và được học ở gần nhà, Phượng đã chọn học Khoa Tiểu học của Trường Đại học Tân Trào tại TP. Tuyên Quang.

“Em rất xúc động và tự hào vì được tham dự Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020. Sau Lê Tuyên dương, em sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu học tập, trở thành giáo viên để có thể mang kiến thức dạy cho các em học sinh vùng cao”, Phượng xúc động chia sẻ.

Cô gái Cao Lan nuôi ước mơ được quảng bá văn hóa dân tộc ra nước ngoài

Giành giải Nhì trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý, Nịnh Mỹ Hằng được tuyển thẳng vào ngành Nhật Bản học, khoa Đông Phương học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Em mong ước sau này sẽ có điều kiện để quảng bá nền văn hóa Việt Nam đến với người dân Nhật Bản.

Nịnh Mỹ Hằng
Nịnh Mỹ Hằng

Nịnh Mỹ Hằng sinh ra và lớn lên ở xóm Làng Chẽ, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên trong một gia đình làm nông. Bố mẹ phải vừa làm ruộng vừa đi làm thêm ở ngoài để có tiền lo cho 2 chị em Hằng ăn học. Không phụ lòng mong ước của bố mẹ, Hằng luôn luôn nỗ lực phấn đấu để giành kết quả tốt nhất trong học tập. Học xong cấp II, em đã thi đỗ vào Trường Vùng cao Việt Bắc để được hưởng chế độ chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước, giảm bớt gánh nặng chi phí học tập cho gia đình.

 Hằng cho biết: Mơ ước của em là được đi đó đây, khám phá tìm hiểu văn hóa của các nước trên thé giới, vì thế, em rất thích học môn Địa lý để tìm hiểu những vùng đất lạ. Đây cũng chính là một trong những lý do em luôn đạt điểm cao về môn Địa lý.

“Được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương lần này, em cảm thấy rất vui, tự hào vì sau những nỗ lực cố gắng đã được ghi nhận. Đây cũng là món quà để tri ân thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp em có được kết quả cao trong học tập,” em Hằng chia sẻ.

Tao Thị Sòn- cô gái dân tộc Lự ước muốn quảng bá du lịch cho quê hương

Tao Thị Sòn quê ở bản Nậm Ngập, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, là một trong 10 sinh viên DTTS rất ít người được tuyên dương tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê miền núi, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, nên em luôn ý thức được việc phải cố gắng phấn đấu trong học tập để có cuộc sống tốt hơn. Trong suốt hành trình 12 năm đèn sách, Sòn luôn cố gắng phấn đấu để đạt thành tích cao trong học tập, em luôn đạt học sinh giỏi của trường.

Tao Thị Sòn là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè trường PTTH Nậm Tăm
Tao Thị Sòn là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè Trường PTTH Nậm Tăm

Cô giáo Hà Thị Hồng Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 12, Trường THPT Nậm Tăm phấn khởi cho biết: Trong suốt 3 năm học cấp 3, em Sòn luôn đạt học sinh giỏi của trường. Bên cạnh việc cố gắng, nỗ lực trong học tập, em còn rất nhiệt tình giúp các bạn khác cùng vươn lên học tập.

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vừa qua, Tao Thị Sòn đã đỗ vào ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Sòn là một trong những học sinh của Trường THPT Nậm Tăm đỗ đại học, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Em mong ước sau khi ra trường có thể làm phiên dịch viên tại các khu du lịch của tỉnh Lai Châu để góp phần giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa của quê hương Lai Châu cho nhiều người biết đến. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.