Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ninh Thuận: Đầu tư hơn 10 tỉ đồng bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê

T.Nhân-H.Trường - 15:40, 02/05/2025

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Katê của đồng bào Chăm giai đoạn 2025-2030, với tổng kinh phí đầu tư hơn 10 tỉ đồng.

Lễ hội Katê, một biểu tượng văn hóa đặc sắc và niềm tự hào của đồng bào Chăm Ninh Thuận
Lễ hội Katê, một biểu tượng văn hóa đặc sắc và niềm tự hào của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Lễ hội Katê, một biểu tượng văn hóa đặc sắc và niềm tự hào của đồng bào Chăm Ninh Thuận, diễn ra hàng năm vào thời điểm giao mùa giữa tháng 6 và tháng 7 Chăm lịch (tương ứng khoảng tháng 9, 10 Dương lịch). Không gian lễ hội trải rộng khắp các đền tháp uy nghiêm, những làng (palei) Chăm truyền thống và ấm áp trong mỗi gia đình.

Cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn là chủ thể thiêng liêng của lễ hội, và Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh giữ vai trò trung tâm trong việc thực hành các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc độc đáo và sức sống mãnh liệt cho Lễ hội Katê.

Theo Đề án, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung vào việc gìn giữ những giá trị văn hóa cốt lõi của Lễ hội Katê, đồng thời đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng sâu sắc của cộng đồng người Chăm. Mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận là hướng đến xây dựng một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, thu hút du khách thập phương, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản trong cộng đồng.

Đề án được xây dựng nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng bộ với chiến lược phát triển toàn diện của tỉnh. Theo đó, một loạt các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai nhất quán, tập trung vào việc nâng cao năng lực quản lý lễ hội, đảm bảo quy trình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, làm phong phú thêm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khơi dậy không khí lễ hội sôi động, cuốn hút mọi người tham gia.

Mỗi dịp Lễ hội Katê, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia
Mỗi dịp Lễ hội Katê, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia

Đặc biệt, việc ưu tiên đầu tư hạ tầng kết nối các di tích lịch sử như Pô Klong Garai, Pô Rômê, Pô Inư Nưgar – những không gian linh thiêng, nơi lưu giữ "linh hồn" của Lễ hội Katê – sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cả người dân địa phương và du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Đồng thời, công tác quảng bá lễ hội trên đa dạng các kênh truyền thông cũng được đẩy mạnh, góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa độc đáo của Lễ hội Katê đến đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.

Nguồn kinh phí hơn 10 tỉ đồng sẽ được phân bổ một cách chiến lược, với 2,01 tỉ đồng được ưu tiên triển khai ngay trong năm 2025. Khoản ngân sách còn lại, 8,3 tỷ đồng, sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030, tập trung hỗ trợ các hoạt động then chốt của lễ hội. Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận còn thể hiện sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng với kế hoạch rót từ 50 đến 70 tỉ đồng cho các dự án trọng điểm. Bao gồm, việc mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông kết nối đến các khu vực hành lễ, cũng như trùng tu, tôn tạo các di tích đền tháp cổ kính – những "chứng nhân lịch sử" không thể tách rời của Lễ hội Katê.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng kèn trên rẫy

Tiếng kèn trên rẫy

Nằm nép mình dưới chân những đồi cà phê bạt ngàn ở thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), buôn Trinh - một trong những buôn cổ của người Ê Đê vẫn giữ nhịp sống chậm rãi, trầm mặc. Dù trong những ngày Đông se lạnh hay giữa trưa Hè nắng cháy, đâu đó dưới bóng cây rừng, bên bến nước hay rẫy cà phê, vẫn vang vọng tiếng kèn đinh năm. Âm thanh da diết, dồn dập ấy như hòa nhịp với hơi thở của núi rừng.