Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Ninh Thuận: Đồng bào Chăm phấn khởi mừng đón năm mới Chăm lịch

Sơn Ngọc - 21:10, 20/04/2023

Ngày 20/4, đồng bào các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận phấn khởi đón mừng năm mới 2023 theo Chăm lịch. Lễ vật trong ngày đón mừng năm mới gồm có dê, gà, cơm canh, chè xôi, bánh trái, trà thuốc, trầu rượu. Người dân đưa lễ vật tới các sân lễ do các vị chức sắc chủ trì cúng thần linh cầu mong quốc thái dân an, làng xóm bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc...

Các vị chức sắc Chăm Bàlamôn thực hiện nghi thức cúng mừng năm mới
Các vị chức sắc Chăm Bàlamôn thực hiện nghi thức cúng mừng năm mới

Trong ngày này, các làng Chăm dựng nhà lễ tổ chức nghi thức Rija Nưgăr (Rija: Lễ, Nưgăr: Xứ sở) do ông Mư tùn (Maduen, thầy vỗ) chủ trì. Lễ diễn ra vào ngày thứ Năm và ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng Giêng Chăm lịch. Đồng bào Chăm trang phục xinh đẹp dâng lễ bái tạ thần linh và tổ tiên với mong muốn tống đi cái xấu, rước về cái tốt; năm mới vạn vật sinh sôi nẩy nở tốt tươi.

Đồng bào Chăm làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, Ninh Phước) bày lễ vật cúng thần linh đón mừng năm mới
Đồng bào Chăm làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, Ninh Phước) bày lễ vật cúng thần linh đón mừng năm mới

Ông Mư tùn diễn xướng những bài hát ca ngợi công ơn của thần linh, tổ tiên trên nền trống Baranưng có ông Ka-ing (vũ công) múa roi, múa đạp lửa tạo nên không khí vui tươi những ngày đầu năm mới. Tỉnh Ninh Thuận hiện có 19.239 hộ/85.343 khẩu, đồng bào dân tộc Chăm, chiếm 11% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung tại 35 thôn, khu phố trên địa bàn 13 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố. Đồng bào Chăm áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập cao, bảo đảm đời sống gia đình no ấm.

Phụ nữ Chăm múa đón mừng năm mới 2023 theo Chăm lịch.
Phụ nữ Chăm múa đón mừng năm mới 2023 theo Chăm lịch

Rija Nưgăr là nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào Chăm diễn ra vào đầu năm mới hàng năm. Rija Nưgăr còn được xem như một nghi lễ cầu mưa diễn ra giữa mùa khô sang mùa mưa phục vụ sản xuất nông nghiệp, ruộng vườn tốt tươi. Nghi lễ gắn với các hoạt động văn hóa dân gian, tích cực góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của đồng bào Chăm.

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.