Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sản phẩm - Thị trường

Nông sản Hậu Giang vươn xa

PV - 09:05, 01/12/2022

Các sản phẩm nông sản của Hậu Giang đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử, mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng trên mọi miền của Tổ quốc, góp phần phát triển kinh tế số của tỉnh Hậu Giang.

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử. (Ảnh MH)
Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử. (Ảnh MH)

Chỉ cần truy cập vào trang postmart.vn hay voso.vn, gõ từ khóa , người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy được những sản phẩm nông sản đặc trưng từ chanh không hạt, cam, quýt, vú sữa, bưởi da xanh, măng cụt…, cho đến đa dạng các sản phẩm OCOP Hậu Giang như: Mứt khóm Vân Lộc; nước màu khóm, mứt khóm Diễm Kiều; bưởi non sấy Trần Đệ; siro khóm Huy Minh…

Theo anh Trần Minh Nìm, chủ cơ sở mật ong Hương Tràm, ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, mua bán trên sàn thương mại điện tử và trang website riêng, anh thường xuyên truy cập để nhận đơn, đóng gói và gửi hàng nhanh chóng. Trên sàn thương mại điện tử, người ta thấy được thông tin sản phẩm, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sẽ tự tin hơn khi mua sản phẩm của mình. Trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ số, việc đưa nông sản tham gia các sàn thương mại điện tử sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ, kênh phân phối.

Để thúc đẩy việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử cũng như thúc đẩy giao dịch, mua bán nông sản qua thị trường số, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành và triển khai Kế hoạch số 211 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn tỉnh. Qua đây, hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia các sàn thương mại điện tử để kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của Hậu Giang.

Ngoài ra, hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp tiếp cận thông tin hữu ích từ thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu nông sản, thời tiết, mùa vụ, nguyên liệu đầu vào, công nghệ, kiến thức, kỹ năng phục vụ sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của Hậu Giang trên các loại hình truyền thông trong nước và nước ngoài.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho biết: Chúng tôi rất quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền. Đối với cán bộ nông nghiệp, chúng tôi đẩy mạnh tập huấn, lan tỏa sâu rộng trong dân để thúc đẩy ngày càng rộng rãi hơn nữa hoạt động đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Thời gian tới, sẽ tích cực hướng dẫn bà con về xây dựng sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn, mẫu mã bắt mắt, nhất là sản lượng phải ổn định để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, phối hợp với các ngành Công thương, Thông tin truyền thông để tiếp tục hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Tiếp tục tập huấn, hỗ trợ bà con về sản xuất, yêu cầu của sản phẩm để được tham gia lên sàn, các kỹ năng về công nghệ, buôn bán trên sàn thương mại điện tử.

Thông tin thêm về cách thức đưa sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử Posmart, ông Phan Văn Hanh, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Hậu Giang, cho biết: Cách thức rất đơn giản, bà con chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, giấy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Khi bà con có nhu cầu, có thể liên hệ với bất kỳ điểm giao dịch nào của bưu điện, nhân viên bưu điện sẽ hướng dẫn trực tiếp về quy trình, hỗ trợ tối đa giúp bà con tham gia sàn thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Vũ Trường, Phó Giám đốc Sở Công thương, cho biết thêm: Sàn thương mại điện tử là không gian mạng hết sức rộng lớn. Vừa qua, tỉnh tập trung đưa nông sản lên 2 sàn thương mại điện tử lớn là voso và postmart. Ngoài ra, người dân cũng tham gia trên các sàn thương mại điện tử khác, nhưng số lượng chưa nhiều, thời gian tới, ngành nghiên cứu để tiếp tục đưa các sản phẩm của tỉnh lên các sàn lazada, tiki, sendo, shoppe… để có thêm điều kiện tiếp cận rộng hơn, tiêu thụ được dễ dàng hơn.

Được biết, ngành nông nghiệp và công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia các sàn thương mại điện tử đẩy mạnh xây dựng chất lượng sản phẩm. Tập huấn, hỗ trợ bà con về sản xuất; các kỹ năng ứng dụng công nghệ số vào quản lý bán hàng; tập huấn kỹ năng bán hàng trên không gian mạng, nhất là kỹ năng quảng bá, xúc tiến thương mại trên nền tảng số; kỹ năng giới thiệu sản phẩm, các chương trình khuyến mãi kích cầu tiêu dùng…

Tin cùng chuyên mục
SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai.