Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Ông Nguyễn Văn Bẩy- Người có uy tín được bà con xóm Hạ tín nhiệm, quý mến

Thiên An - Mỹ Dung - 19:03, 18/07/2022

Hơn 10 năm làm Trưởng xóm Hạ, xã Phúc Thuận, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Bẩy, dân tộc Sán Dìu, Người có uy tín xóm Hạ đã có nhiều đóng góp trong việc giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa nghèo bền vững, tích cực tham gia tuyên truyền vận động người dân xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Văn Bẩy (thứ ba từ phải qua trái) là cầu nối đưa các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Ông Nguyễn Văn Bẩy (người thứ ba từ phải qua trái) là cầu nối đưa các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Tấm gương kinh tế giỏi

Xóm Hạ là xóm đông dân cư nhất của xã Phúc Thuận, với 259 hộ, trong đó người Sán Dìu chiếm khoảng 99%. Từ một xã nghèo vùng sâu, vùng xa, được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc, cùng với sự đồng lòng, đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế đẩy lùi cái khó, cái nghèo của đồng bào các DTTS, xóm Hạ đang dần chuyển mình, đời sống của bà con nơi đây ngày càng được nâng cao. Đầu năm 2022, xóm chỉ còn 5 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo. 

Trong xóm Hạ, ông Bẩy là một trong những tấm gương kinh tế giỏi với việc phát triển nhiều nghề như: nuôi ong, nuôi lợn, trồng chè… Hiện tại, gia đình ông có 34 thùng ong, mỗi năm thu được 250 lít mật, mỗi lít bán được 200 nghìn đồng, 5 con lợn nái và 24 con lợn thịt; 7 sào chè lai F1, gần 1,5 mẫu lúa và hơn 2ha keo… Với mô hình kinh tế tổng hợp trên, trung bình mỗi năm, gia đình ông Bẩy thu về khoảng 200 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, với vai trò là Trưởng xóm, Người có uy tín, ông Bẩy còn tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Ông chia sẻ: “Từ khi nuôi ong, nuôi lợn, trồng chè, tôi thấy đời sống kinh tế gia đình tăng lên nhiều, mà kỹ thuật của nó cũng không phải quá khó. Từ đó, tôi cũng động viên, hướng dẫn cho mọi người tham gia làm theo những mô hình kinh tế này để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống”.

Đến nay, 21 ha chè của xóm Hạ, đã được người dân chuyển từ chè trung du sang trồng chè lai F1; nhiều hộ dân chăn nuôi trâu, bò theo hướng vỗ béo, sinh sản… 

Ông Lý Văn Múi, xóm Hạ chia sẻ, trước kia, gia đình trồng chè trung du lâu năm già cỗi, năng suất thấp. Từ khi được ông Bẩy vận động sang trồng chè lai F1, thì mỗi lứa thu được gần 200kg chè búp khô, bán được với giá trung bình 150.000 đồng/kg, cao hơn so với khi trồng chè trung du khoảng 30.000 đồng/kg. Ông chia sẻ: “Sau khi tham gia lớp tập huấn do xóm, xã tổ chức về việc sản xuất và chế biến chè, nhất là nghe ông Bẩy động viên, hướng dẫn về giống chè lai F1, rồi gia đình chuyển sang trồng theo thì năng suất tăng lên rất nhiều”.

Tích cực vận động đồng bào tham gia xây dựng NTM

Song song với việc việc tuyên truyền, vận động bà con phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ông Bẩy còn tích cực vận động người dân tham gia các phong trào của xóm, nhất là xây dựng nông thôn mới. Ông đã cùng với các đoàn thể của xóm đến từng hộ dân, lồng ghép trong các cuộc họp xóm nhằm giải thích cho bà con những lợi ích, trách nhiệm của người dân về việc tham gia xây dựng NTM. Qua đó, từ năm 2016 đến nay, xóm đã vận động người dân hiến gần 20.000m2 đất, đóng góp trên 1 tỷ đồng để xây dựng Nhà văn hóa xóm và bê tông hóa gần 5km đường trục chính của xóm.

Nhiều năm qua, ông Bẩy đã phát huy rất tốt vai trò là cầu nối đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS, đồng thời là những tấm gương để người dân vùng sâu, vùng xa vững tin theo Đảng, Nhà nước. Ông Ôn Văn Huân, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Thuận đánh giá: “Trong những năm qua, với vai trò là Trưởng xóm, ông Bẩy được bà con xóm Hạ tín nhiệm, quý mến. Ông có vai trò lớn trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách, đặc biệt trong việc xây dựng NTM; bảo tồn giá trị văn hóa Sán Dìu tại địa phương”.

                                           

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.