Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của Lễ hội rước nước

Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:14, 15/02/2024

Một trong những nghi thức linh thiêng dịp khai hội Xuân của nhiều vùng là lễ rước nước. Đây là lễ hội gắn với văn minh lúa nước của Việt Nam, hiện vẫn được giữ gìn và phát huy.

Rước nước là lễ hội truyền thống, gắn với nền văn minh lúa nước được người dân xã Thọ Vinh vẫn giữ gìn qua nhiều đời
Rước nước là lễ hội truyền thống, gắn với nền văn minh lúa nước được người dân xã Thọ Vinh vẫn giữ gìn qua nhiều đời

Lễ rước nước có nguồn gốc lâu đời, thể hiện lòng thành kính, biết ơn các vị Thần, Phật, Thánh Mẫu và ước muốn cầu mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp. Như nhiều vùng tại Đồng bằng sông Hồng, ngay từ sáng sớm mồng 5 Tết (ngày 14/2/2024), người dân tại xã Thọ Vinh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, đã nô nức tập trung ở Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đình Thọ Nham Hạ để tham dự nghi thức rước nước truyền thống.

Lễ hội được Nhân dân xã Thọ Vinh tổ chức vào những năm chẵn. Từ nhiều ngày trước khi Lễ hội diễn ra, người dân đã chuẩn bị trang phục, kiệu rồng, cờ phướn... và luyện tập thuần thục các nghi thức để bảo đảm sự kiện diễn ra linh thiêng, an toàn nhất.

Ông Vương Toàn Tiến (61 tuổi, trú tại thôn Bắc Nam Phú, xã Thọ Vinh) phấn khởi cho biết: “Là một con dân của địa phương được thể hiện nghi thức rất quan trong trong năm là lấy nước từ dòng sông Hồng để thờ Thần, thờ Thánh, qua đây cũng mang theo ước nguyện của người dân về một năm ấm no, hạnh phúc”.

Nguồn nước được người dân xin rước về đình làng
Nguồn nước được người dân xin rước về đình làng

Đoàn rước nước thực hiện bằng cả đường thủy và đường bộ. Đoàn xuất phát từ sân đình, dẫn đầu là đội là các bậc cao niên, kiệu mang linh vị các vị Thánh có công khai phá, dựng làng. Đoàn rước đi đến đâu đều có đoàn nhạc bát âm, cờ trống theo đến đó.

Phần thiêng liêng nhất trong Lễ hội chính là việc lấy nước từ sông Hồng. Trong nghi thức, chóe sứ cỡ lớn là vật dụng được dùng để đựng nước, được đặt trang trọng trên kiệu bát cống. Sau nghi lễ, nước sẽ được rước về đình làng để thờ cúng trong cả năm.

Nước được múc lên và đựng vào chóe lớn
Nước được múc lên và đựng vào chóe lớn

Cùng với nghi lễ rước nước, nhiều hoạt động nghệ thuật và các trò chơi dân gian cũng được tổ chức nhằm đem lại không khí vui nhộn, lành mạnh cho cộng đồng trong những ngày đầu Xuân.

Bà Vương Thị Mơ - Quyền Chủ tịch UBND xã Thọ Vinh, cho biết: Lễ rước nước được bảo lưu, gìn giữ đã thể hiện ý chí cộng đồng hướng về nguồn cội, nhắc nhở các thế hệ Nhân dân giữ gìn đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn, tôn thờ những vị Thần, Thánh Mẫu có công với dân, với nước.

Nguồn nước sông Hồng đựng trong chóe được người dân rước về đình làng để thờ cúng trong năm
Nguồn nước sông Hồng đựng trong chóe được người dân rước về đình làng để thờ cúng trong năm

Theo bà Vương Thị Mơ, thời gian qua, UBND xã Thọ Vinh luôn chú trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Các lễ hội như này cũng được nghiên cứu tổ chức một cách bài bản, khoa học và giữ gìn đầy đủ các nét đẹp truyền thống. Ngoài ra, lực lượng chức năng trên địa bàn cũng được huy động tối đa để bảo đảm lễ hội diễn ra một cách an toàn nhất.

“Việc tổ giữ gìn và tổ chức các lễ hội truyền thống như vậy còn có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc thêm vững chắc hơn nữa”, bà Vương Thị Mơ nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.