Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Phát triển các dân tộc rất ít người từ việc sửa đổi Nghị định số 57/2017/NĐ-CP: Ưu tiên các dân tộc có khó khăn đặc thù (Bài 1)

Cù Hương - Sỹ Hào - 06:56, 18/11/2023

Sau hơn 5 năm thực hiện, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS rất ít người. Để phù hợp hơn với lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, trước mắt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg thì cần thiết phải có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.

Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh (HS), sinh viên (SV) các DTTS rất ít người (NĐ57) nằm trong hệ thống chính sách giai đoạn 2016 - 2020. Vì vậy, hiện một số quy định tại Nghị định không còn phù hợp với thực tiễn công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay nên cần điều chỉnh để việc triển khai chính sách trúng đối tượng, đúng mục tiêu.

Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập theo NĐ57. (Trong ảnh: Học sinh lớp 1B là con em dân tộc Ơ Đu trong giờ tập đọc tại Trường Tiểu học Nga My, khối bản Văng Môn, Tương Dương, Nghệ An )
Từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2022, đã có 104.219 lượt trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập theo NĐ57. (Trong ảnh: Học sinh lớp 1B là con em dân tộc Ơ Đu trong giờ tập đọc tại Trường Tiểu học Nga My, khối bản Văng Môn, Tương Dương, Nghệ An )

Hỗ trợ đúng đối tượng

Năm học 2020 - 2021, Lò Thị Linh Chi (sinh năm 2016) và Quảng Thị Khôn (sinh năm 2009), cùng dân tộc La Ha, là hai trong 3 HS (01 HS còn lại dân tộc Cống) trên địa bàn huyện Tuần Giáo (Điện Biên) được thụ hưởng chính sách hỗ trợ học tập từ NĐ57 theo Quyết định số 1864/QĐ-UBND ngày 12/10/2020 của Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo. Tại thời điểm mức lương cơ sở là 1,490 triệu đồng, với mức hỗ trợ học tập bằng 30% đối với trẻ đang học ở các cơ sở mầm non theo NĐ57, thì Lò Thị Linh Chi (Trường Mầm non thị trấn Tuần Giáo) được hỗ trợ 447 nghìn đồng/tháng; Quảng Thị Khôn (Trường THCS Tuần Giáo) được hỗ trợ 596 nghìn đồng/tháng.

Quyết định số 1864/QĐ-UBND của UBND huyện Tuần Giáo cũng ghi rõ, thời gian các em được hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 4, Khoản 2 - NĐ57. Chiếu theo điều khoản này thì Chi và Khôn được hỗ trợ 12 tháng học tập; tương ứng số tiền Chi được nhận là 5,364 triệu đồng/năm học, Khôn được nhận là 7,152 triệu đồng/năm học.

Tuy nhiên, chiếu theo quy định mới ban hành về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc thì cả hai HS này sẽ không được thụ hưởng kinh phí hỗ trợ học tập theo NĐ57. Bởi ngày 14/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1227/QĐ-TTg (QĐ1227) phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

NĐ57 thể hiện tính ưu tiên trong hỗ trợ hỗ trợ học tập cho học sinh thuộc các DTTS rất ít người.
NĐ57 thể hiện tính ưu tiên trong hỗ trợ hỗ trợ học tập cho học sinh thuộc các DTTS rất ít người.

Hiện nay dân tộc La Ha không còn nằm trong danh sách các dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người. Với nguồn lực đầu tư phát triển mọi mặt của Nhà nước, số lượng cũng như chất lượng dân số của dân tộc La Ha đã tăng lên đáng kể. Tại thời điểm Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS (tháng 4/2019), dân số của dân tộc La Ha đã tăng lên thành 10.157 nhân khẩu.

Trước đó, kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2015, dân tộc La Ha có dân số dưới 10 ngìn người, được đưa vào danh sách 16 DTTS rất ít người của nước ta, được thụ hưởng chính sách từ NĐ57. Cùng với dân tộc La Ha còn có dân tộc La Hủ, trước đây cũng được thụ hưởng chính sách theo NĐ57, nhưng kể từ ngày 14/7/2021 không còn trong danh sách các DTTS có dân số dưới 10 nghìn người. Mặc dù QĐ1227 có hiệu lực đã hơn 2 năm nhưng NĐ57 vẫn chưa được điều chỉnh về danh sách các DTTS rất ít người (tại Điều 2), dẫn tới nhiều vướng mắc trong thực hiện chính sách.

Triển khai đúng mục tiêu

Chính sách hỗ trợ theo NĐ57 là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS nói chung, các DTTS rất ít người nói riêng. Chính sách góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện đối với trẻ em, HS, SV các DTTS có dân số dưới 10 ngìn người; qua đó duy trì kết quả phổ cập giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Để thực hiện mục tiêu này, NĐ57 quy định đối tượng thụ hưởng chính sách là trẻ em, HS, SV thuộc 16 DTTS có dân số dưới 10 nghìn người (nay còn 14 dân tộc theo QĐ1227). Nhưng cũng cần thấy rằng, trong 16 dân tộc rất ít người theo NĐ57, không phải dân tộc rất ít người nào cũng khó khăn về kinh tế, ngược lại có một số dân tộc có trình độ phát triển ngang hoặc cao hơn mức bình quân chung của 53 DTTS.

Đơn cử như dân tộc Ngái, tại thời điểm tháng 4/2019, dân số chỉ có 1.649 người nhưng đời sống đồng bào dân tộc Ngái tương đối phát triển. Chỉ tính riêng lĩnh vực lao động – việc làm, lao động người dân tộc Ngái đã qua đào tạo trình độ sơ cấp đạt tỷ lệ 5,0%, trung cấp là 4,7%, cao đẳng là 3,8%; đặc biệt tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên của dân tộc Ngái đạt tỷ lệ 13,0%, cao hơn mức bình quân chung của 53 DTTS (3,0%). Hay như dân tộc Pu Péo, lao động có trình độ sơ cấp đạt 2,6%, trung cấp đạt 6,8%, cao đẳng đạt 4,6%, đại học trở lên đạt 16,6%...

NĐ57 góp phần duy trì kết quả phổ cập giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)
NĐ57 góp phần duy trì kết quả phổ cập giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

Trong Báo cáo số 1533/BC-UBDT ngày 11/11/2020 về kết quả rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, UBDT cũng đã ghi nhận vấn đề này. Về kết quả rà soát các quy định tại NĐ57, UBDT đánh giá: “Thực tế cho thấy, một số dân tộc rất ít người nhưng đã rất phát triển, chính sách này chỉ nên áp dụng cho người DTTS rất ít người ở những vùng khó khăn”.

Giai đoạn 2021 - 2025, nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực công tác dân tộc là triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg; trong đó, Dự án 9 của Chương trình có nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển các dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người. Một trong những nguyên tắc của Chương trình MTQG 1719 là đầu tư, hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những địa bàn, dân tộc khó khăn nhất. Là chính sách song hành cùng Chương trình MTQG 1719, NĐ57 cũng thể hiện tính ưu tiên trong hỗ trợ hỗ trợ học tập cho HS, SV thuộc các DTTS rất ít người. Do đó, việc nghiên cứu, điều chỉnh một số quy định tại NĐ57 cần được thực hiện để triển khai chính sách đúng mục tiêu, trúng đối tượng.

Trong danh sách 14 DTTS có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025 được phê duyệt theo QĐ1227, có 8 dân tộc có tỷ lệ nghèo trên 30%; cá biệt có 6 dân tộc có tỷ lệ nghèo trên 50% (gồm: Mảng 66,3%, Chứt 60,6%, Ơ Đu 56,7%, Cống 54,0%, Lô Lô 53,9%, Pà Thẻn 50,2%). Tỷ lệ bình quân chung về nhà ở thiếu kiên cố hoặc đơn sơ của 53 DTTS là 20,8% thì có nhiều DTTS dân số dưới 10.000 người có tỷ lệ cao gấp 2 đến 3 lần, như: Cống (51,2%), Pà Thẻn (47%),…

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.