Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Phát triển đảng viên trong vùng giáo dân ở Hà Tĩnh: Những "hạt nhân" tăng trưởng (Bài 1)

Nguyễn Thanh - CTV - 06:09, 10/11/2022

Những năm qua, các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở ở Hà Tĩnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo, dân tộc. Đặc biệt, tăng cường củng cố, xây dựng hệ thống chính trị, Chi bộ ở vùng giáo, phát triển đảng viên là người có đạo trở thành những 'hạt nhân" lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ngay tại cơ sở.

Kết nạp quần chúng là người có đạo vào Đảng tại Chi bộ thôn Tân Trung, Đảng bộ xã Hòa Hải, huyện Hương Khê (ảnh CTV)
Lẽ kết nạp đảng viên tại Chi bộ thôn Tân Trung, Đảng bộ xã Hòa Hải, huyện Hương Khê (ảnh CTV)

Tỷ lệ đảng viên có đạo ngày càng tăng

Hà Tĩnh là địa phương có đông đồng bào theo đạo, chủ yếu là Công giáo, Phật giáo và một số ít theo đạo Tin lành, với hơn 187.000 tín đồ, chiếm khoảng 14,1% dân số.

Việc phát triển, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng công giáo. Với mục tiêu tăng số lượng đảng viên là người có đạo, hằng năm, các địa phương đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới, quan tâm tổ chức nhiều phong trào và hoạt động quần chúng. Qua đó, lựa chọn những quần chúng ứu tú trong vùng công giáo để bồi dưỡng nhận thức, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng, góp phần tạo nguồn cán bộ, đảng viên bổ sung cho địa phương.

Theo tổng hợp, từ năm 2004 đến nay, toàn tỉnh đã kết nạp được hơn 500 quần chúng ưu tú trong các tôn giáo vào Đảng (nhiệm kỳ 2015 - 2020 kết nạp được 65 quần chúng). Đến nay, toàn Đảng bộ có hơn 600 đảng viên trong các tôn giáo, sinh sống tại 131/216 xã trong toàn tỉnh, chiếm gần 0,6% tổng số đảng viên. 

Việc kết nạp quần chúng ưu tú là giáo dân vào hàng ngũ của Đảng, đã góp phần giảm dần số lượng xóm không có đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép; toàn tỉnh còn 10 xóm chưa có chi bộ và 13 chi bộ sinh hoạt ghép, chủ yếu là các thôn, xóm chưa đủ đảng viên để thành lập chi bộ và thôn giáo dân không có đảng viên (Trước năm 2004 có 30 thôn, xóm không có đảng viên, 136 thôn, xóm phải sinh hoạt ghép ở 58 chi bộ).

Hiện toàn tỉnh có trên 1.000 cán bộ, đảng viên trong các tôn giáo đang tham gia công tác, sinh hoạt tại các cơ quan, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa qua, Hà Tĩnh có 235 đại biểu là người có đạo trúng cử vào Hội đồng Nhân dân các cấp.

Những cống hiến của đảng viên là người có đạo đã góp phần làm nên sự bình yên của các vùng giáo (ảnh CTV)
Những cống hiến của đảng viên là người có đạo, đã và đang góp phần thúc đẩy vùng giáo dân phát triển (Ảnh: CTV)

 Đáng chú ý, là ở cơ sở, nhận thức của cán bộ, đảng viên về vai trò trách nhiệm trong việc tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng phát triển đảng viên, là người theo các tôn giáo được nâng lên; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán vùng giáo được cấp ủy đảng, chính quyền ngày càng được quân tâm, góp phần xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên vùng giáo.

Nhìn chung, đảng viên là người có đạo và cán bộ cốt cán vùng giáo đã phát huy vai trò tích cực, động viên Nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Nhiều đồng chí được tín nhiệm bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở, là "hạt nhân" trong việc củng cố, xây dựng đội ngũ cốt cán vùng giáo, cầu nối tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, đồng bào tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết lương giáo.

Nhân thêm những nhân tố điển hình 

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh, dẫu đạt được nhiều kết quả trong việc phát triển đảng viên là người có đạo, nhưng thực tế thì việc kết nạp đảng viên ở vùng giáo gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, công tác phát triển Đảng, trong đó có đảng viên là người có đạo và xây dựng cốt cán vùng giáo vẫn còn nhiều khó khăn.

Để tiếp tục bồi dưỡng quần chúng ưu tú là giáo dân để kết nạp vào Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, là thách thức và trách nhiệm không hề nhỏ.

Bà con lương giáo đoàn kết, quyết tâm xây dựng Vượng Lộc (Can Lộc) đạt xã nông thôn mới nâng cao (ảnh CTV)
Bà con lương giáo đoàn kết, quyết tâm xây dựng Vượng Lộc (Can Lộc) đạt xã nông thôn mới nâng cao (ảnh CTV)

Theo ông Trần Minh Tân, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Gia Hanh, huyện Can Lộc, Để khắc phục những hạn chế, khó khăn trên,  ngay đầu mỗi nhiệm kỳ, Đảng bộ xã đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên, giao chỉ tiêu kết nạp đảng trong vùng đồng bào có đạo, đặc biệt chú ý đến những vùng, những thôn có đông giáo dân sinh sống nhưng chưa có đảng viên. 

Giao lực lượng cốt cán cấp ủy, chi bộ ở cơ sở, bám sát định hướng của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền, vận động bà con giáo dân thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng quê hương; quán triệt, học tập các nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo để quần chúng xác định mục đích lý tưởng, hiểu và phấn đấu vào Đảng. Đồng thời, phân công đến từng thành viên, có trách nhiệm chú ý lựa chọn những đoàn viên, hội viên ưu tú trong các tổ chức để bồi dưỡng và xem xét kết nạp vào Đảng.

Chia sẻ với chúng tôi về tình hình và kết quả từ việc phát triển đảng viên vùng đồng bào có đạo ở Hà Tĩnh, ông Võ Hồng Hải, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho hay: Hầu hết các đảng viên, đảng viên là lãnh đạo đều đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và thể hiện tính tiên phong trong thực hiện các nhiệm vụ ở đơn vị, cơ sở, thôn, xóm. Tỉnh ủy cũng đã yêu cầu, các cấp ủy Đảng cần tập trung xây dựng các giải pháp trong tạo nguồn và cả trong giữ nguồn đảng viên vùng có đạo. 

 Trong đó, cần có sự quan tâm một cách cụ thể để quần chúng ưu tú là người có đạo sớm được kết nạp vào Đảng, bởi trên thực tế, những năm qua, các đảng viên, nhất là đảng viên là cán bộ, bí thư chi bộ ở thôn, xóm đã phát huy tốt vai trò cá nhân của họ trong việc là cầu nối tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, đồng bào tôn giáo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương, thôn, xóm ngày càng thay đổi phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có từ lâu đời của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Mới đây, bộ đàn đá Khánh Sơn đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tạo ra niềm vui lớn cho cộng đồng người Raglai. Tỉnh Khánh Hoà đang lên kế hoạch đưa du lịch văn hóa trở thành một trong các sản phẩm chủ đạo thu hút du khách trong nước, quốc tế.