Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Phát triển năng lượng mặt trời gắn với bảo vệ môi trường

Hoàng Quý - 22:57, 03/07/2020

Từ lâu, năng lượng mặt trời đã được ứng dụng rộng rãi tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo... Hệ thống năng lượng mặt trời đã góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, ít ai để ý đến việc, khi những tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn, thì việc xử lý chất thải của những tấm pin năng lượng này như thế nào.

Năng lượng mặt trời ngày càng được người dân lựa chọn sử dụng.
Năng lượng mặt trời ngày càng được người dân lựa chọn sử dụng.

Trong thời gian gần đây, ở nhiều địa phương người dân đã bắt đầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, vừa hưởng ứng việc giảm tải sự nóng lên của trái đất, vừa bảo vệ môi trường sống của gia đình. Gia đình anh Nguyễn Mạnh Hùng (Lào Cai) là một trong số những người đã sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời nhiều năm nay. Anh Hùng chia sẻ, gia đình anh đã đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái với giá hơn 70 triệu đồng, diện tích khoảng 30m2, công suất 4.750Kw/năm. Trong suốt thời gian sử dụng, hệ thống hoạt động ổn định, mỗi năm gia đình anh tiết kiệm hơn 10 triệu đồng tiền điện.

Điện năng thu được từ mặt trời là năng lượng sạch, nhưng những tấm pin mặt trời thì lại không sạch như nhiều người đã nghĩ. Theo các nhà khoa học, việc sản xuất các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ làm tăng đáng kể khí thải nitơ trifluoride (NF3), độc hại gấp 17 nghìn lần so với carbon dioxide (CO2) nếu tính theo chu kỳ 100 năm. Khí thải NF3 đã tăng tới 1.057% trong vòng 25 năm qua. Trong quãng thời gian đó, lượng khí thải CO2 chỉ tăng khoảng 5% ở Mỹ.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, tấm pin mặt trời không gây ô nhiễm trong quá trình lắp đặt, sử dụng, nhưng sau khi hết hạn và thải ra môi trường thì ô nhiễm rất lớn, hơn cả nylon. Chưa kể, không phải nhà sản xuất nào cũng cung ứng tấm pin chất lượng cao, kết hợp với khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam dẫn đến tuổi thọ thực sự của tấm pin thường ngắn hơn cam kết. Việc đưa lượng lớn tấm pin thải ra môi trường sẽ diễn ra trong tương lai gần, nếu không tính nhanh phương án ứng phó thì trở tay không kịp…

Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cho biết, các tấm pin năng lượng mặt trời thường có tuổi thọ từ 20 - 30 năm, chúng sẽ mất dần năng suất theo thời gian và rất khó tiêu hủy. IRENA ước tính, cuối năm 2016, thế giới đã có 250 nghìn tấn pin năng lượng mặt trời hết hạn và trở thành rác thải. Dự kiến đến năm 2050, số rác thải từ loại vật liệu này sẽ đạt đến con số 78 triệu tấn. Các tấm pin năng lượng mặt trời có chứa chì, cadmium và một số chất độc hại khác có thể gây ung thư.

Quá trình xử lý các tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng là không thể đốt; bởi chúng sẽ gây ra khói chứa chất độc hại sẽ khiến con người có khả năng bị ung thư hoặc dị tật bẩm sinh khi hít phải.

Theo ông Hoàng Trung Hải, Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thì chúng ta có thể tái chế pin năng lượng mặt trời nhưng chi phí rất cao, ngang với chi phí sản xuất. Khi lượng pin thải ra quá lớn, sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia.

Đã đến lúc các cơ quan quản lý; nhà đầu tư cần nghiên cứu, sớm có giải pháp để vừa hạn chế, ngăn chặn những tác hại của các tấm pin khi thải ra thị trường, vừa phát huy được nguồn giá trị lớn của năng lượng này...

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.