Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Phú Túc vào Xuân

Tiên Sa - 10:52, 03/01/2020

Mùa Xuân lại về Phú Túc. Một màu xanh bát ngát của rừng trồng. Nhờ ý thức vươn lên từ nội lực của đồng bào Cơ-tu và sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, những căn nhà lụp xụp ngày nào được thay thế bằng nhà “Đại đoàn kết”, nhà “Tình nghĩa” ẩn hiện trong các vườn cây ăn quả. Những con đường đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp…

Đồng bào Cơ Tu thôn Phú Túc biểu diễn điệu múa tung tung - Za zá truyền thống
Đồng bào Cơ Tu thôn Phú Túc biểu diễn điệu múa tung tung - Za zá truyền thống

Ông Lê Văn Nghĩa, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phú Túc xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng)cho biết: Các đoàn thể nơi đây đều vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều năm, thôn không có người sinh con thứ 3. Bà con canh tác khoảng 125ha rừng, nuôi 200 con bò và trồng thêm lúa nước, bắp lai... Toàn thôn có trên 160 hộ dân và hơn 600 nhân khẩu. Không còn nhà tạm, xe máy 100%, tivi 100%; gia đình văn hóa đạt 96%. Đặc biệt, những năm qua, không có em nào bỏ học giữa chừng.

Với những thành tích nói trên, thôn Phú Túc là địa phương nhiều năm liền được Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện Hòa Vang công nhận là Thôn văn hóa; Chi bộ Phú Túc luôn đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh. Các đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc…

“Hằng năm, vào sáng mồng 3 Tết, đồng bào Cơ-tu thôn Phú Túc lại tề tựu về nhà Gươl để dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ, chúc phúc cho nhau, cầu cho “Mùa màng tươi tốt” thay cho lễ hội “Phát rẫy, trỉa lúa” trước đây. Nhân dịp này, Già làng kêu gọi bà con trong thôn thương yêu đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước để góp phần xây dựng thôn Phú Túc kiểu mẫu. 

 Con đường bê tông to, đẹp dẫn đến Khu định cư Hố Chình. Nơi đây vào năm 2000, có 38 hộ đồng bào Cơ-tu tình nguyện định canh, định cư để khai phá vùng đất mới. Gần 20 năm trôi qua, nơi đây trở thành “làng mới” cho đồng bào Cơ-tu, với đầy đủ cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi. Vừa qua, Khu định cư được Nhà nước đầu tư xây dựng lớp mẫu giáo khang trang rộng đẹp “kiêm” nhà tránh bão vừa hoàn thiện với kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng. Hiện nay, đời sống của đồng bào Cơ-tu nơi đây từng bước được cải thiện, địa phương cấp đất trồng rừng, phát triển kinh tế gia đình nên người dân không còn du canh du cư. Tổ hợp tác nấu rượu cần được thành lập đã tạo thêm việc làm và cho thu nhập khá. 

Chuẩn bị vào hội thi bắn nỏ đầu năm tại thôn Phú Túc
Chuẩn bị vào hội thi bắn nỏ đầu năm tại thôn Phú Túc

Thời gian qua, Đảng, chính quyền địa phương quan tâm xây dựng, sửa chữa nhà cửa kiên cố cho dân ở, làm đường về tận bản làng xa xôi, xây dựng trường học, trạm xá, cấp kinh phí cho trẻ em Cơ-tu theo học các cấp; mạng lưới điện thoại, phát thanh, truyền hình đã đến từng nhà, giúp cho bà con tiếp cận với những phương tiện truyền thông...

Cùng với chính sách đầu tư giáo dục có hiệu quả, chính quyền các cấp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho học sinh người Cơ-tu tiếp cận với kiến thức văn hóa ở trình độ ngày càng cao và tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay, 100% con em Cơ-tu cắp sách đến trường và rất nhiều thanh niên Cơ-tu đang học đại học, cao đẳng, trung cấp… Nét văn hóa truyền thống của người Cơ-tu được bảo tồn và phát huy. 

Ông Nguyễn Văn Lớ, Phó Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận chia sẻ: “Để đồng bào Cơ-tu có được cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc như hôm nay là cả một quá trình nỗ lực bền bỉ của các ngành, các cấp, không chỉ đơn thuần là những chính sách hỗ trợ hợp lý mà còn tập trung vào việc thay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất trên cơ sở giữ nguyên bản sắc văn hóa truyền thống của người dân miền núi…”.

Về Phú Túc hôm nay, du khách có dịp tham quan Khu di tích Cách mạng Huyện ủy Hòa Vang với các địa danh lịch sử như Hòn đá Đà Nẵng, Hòn đá Non nước; tham quan các Khu du lịch sinh thái Suối Hoa, Ngầm Đôi, Hòa Phú Thành, Núi Thần Tài… kỳ thú; đắm mình trong không gian lễ hội lại nhà Gươl với điệu múa Tung tung - Za zá của người dân Cơ-tu sinh sống tại bản làng thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.