Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Phường Thới Bình (Cần Thơ): Tham gia BHYT tự nguyện-người dân đã thấy rõ hiệu quả

Hồng Diễm CĐ - 18:09, 19/07/2021

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ đã có nhiều cách làm hay, phù hợp với thực tế địa phương, qua đó người dân thấy rõ hiệu quả khi tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình. Nhờ vậy, công tác vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn gần đây đã đạt kết quả tích cực.

Tư vấn cho người dân tham gia BHYT tự nguyện
Các cán bộ phụ nữ nhiệt tình tư vấn cho người dân tham gia BHYT tự nguyện

Kiên trì tuyên truyền để người dân hiểu 

Bằng nhiều hình thức như, tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt hội, đến từng gia đình… để giúp người dân tiếp cận một cách trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhớ; đồng thời thuyết phục người dân bằng quyền lợi, lợi ích; tạo mọi điều kiện thuận lợi khi thu phí nên các hộ sẵn sàng tham gia. Với cách làm này, đến nay phường Thới Bình đã có hơn 90% người tham gia BHYT tự nguyện, vượt trên 1,2% chỉ tiêu kế hoạch và nằm trong số các phường có số lượng người tham gia BHYT tự nguyện cao trên địa bàn quận Ninh Kiều.

Theo chị Nguyễn Hoài Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường Thới Bình, công tác tuyên truyền của Hội trong thời gian qua, đã làm thay đổi nhận thức, thái độ cho người dân về chính sách BHYT để người dân tích cực tham gia. Đặc biệt, qua các buổi tuyên truyền, mọi thắc mắc về quyền lợi BHYT được giải thích thỏa đáng tại chỗ; hoặc được cán bộ ghi nhận đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Ngoài ra, các buổi họp ban chấp hành, sinh hoạt tại các khu vực, cán bộ Hội đều dành thời gian nói chuyện về chính sách ưu việt của BHYT tự nguyện. Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ các khu vực làm đại lý bán BHYT đều nhiệt tình, luôn sẵn lòng hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của người dân; thậm chí phối hợp với các đơn vị liên quan đi đến từng nhà, kiên trì thuyết phục các hộ gia đình tham gia BHYT. Qua tuyên truyền, vận động và đối thoại trực tiếp về chính sách BHYT, kết quả ngày càng có nhiều hộ gia đình tham gia.

Bà Nguyễn Thị Hồng Phúc, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu vực 3, đồng thời là đại lý BHYT, BHXH tự nguyện cho biết: "Khoảng hơn một năm trước chúng tôi đi tuyên truyền rất vất vả, vì lúc đó bảo hiểm tự nguyện còn chưa phổ biến, nhận thức của người dân về các chính sách, pháp luật, trong đó có chính sách BHYT, cũng như lợi ích mà các chính sách này mang lại còn hạn chế. Vì vậy, rất khó thuyết phục người dân tham gia BHYT tự nguyện. Tuy nhiên, sau thời gian kiên trì thuyết phục đến từng hộ, đến thời điểm hiện tại ở khu vực tôi quản lý hầu hết các hộ gia đình đã tham gia BHYT tự nguyện."

Tuyên truyền về BHYT tại phường Thới Bình
Một buổi tuyên truyền về BHYT tại phường Thới Bình

Hiệu quả đã rõ

Nguyễn Thị Mười (63 tuổi), ngụ tại khu vực 2, phường Thới Bình chia sẻ, các thành viên trong gia đình bà đều tham gia BHYT. Trước khi mua, bà được giải thích về quyền lợi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, số tiền đóng sẽ giảm dần. Lúc đầu bà mua BHYT tự nguyện sẽ phải đóng 805 nghìn đồng, nhưng người thứ 2 trong gia đình mua chỉ đóng 564 nghìn đồng và người thứ 3 chỉ đóng 483 nghìn đồng thôi, rất tiết kiệm. Hơn nữa, gia đình có điều kiện, thì đóng cả năm có người đến tận nhà thu, còn không thì phường tạo điều kiện cho gia đình thanh toán theo từng tháng, theo quý, 6 tháng.

“Chính từ việc thấu hiểu rõ ràng về quyền lợi và những thuận lợi của việc tham gia BHYT tự nguyện nên tôi đã mua BHYT cho 3 người trong gia đình", bà Mười phấn khởi thông tin.

Tương tự, bà Huỳnh Thị Chiêm (70 tuổi) cùng ngụ tại khu vực 2, từ ngày tham gia BHYT tự nguyện, bà thấy an tâm và cảm nhận được giá trị của tấm thẻ BHYT khi đi khám bệnh. Bà Chiêm kể, bà bị bệnh hen suyễn mỗi tháng phải đi lấy thuốc 2 lần, hầu như không tốn tiền, nếu không có BHYT chắc bây giờ thì bệnh sẽ nặng hơn rồi, vì không có tiền để mua nổi thuốc chữa liên tục như vậy.

Bà Mười và bà Chiêm, chỉ là hai trong số rất nhiều ý kiến đã chia sẻ với chúng tôi về hiệu quả khi tham gia BHYT..., từ đó càng cảm nhận được hơn về những giá trị an sinh xã hội của  BHYT, mà trong đó người dân đã được chia sẻ rủi ro lúc bệnh tật, giảm gánh nặng với người nhà bệnh nhân...

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.