Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Quảng Nam: Đưa di sản văn hóa Bài chòi vào trường học

T.Nhân - H.Trường - 08:41, 26/03/2024

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài chòi giai đoạn 2024 - 2030. Trong đó, có nội dung quan trọng là đưa Bài chòi vào truyền dạy trong trường học.

Phạm vi thực hiện Kế hoạch tại 18 địa phương, với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn trên khoảng 23 tỷ đồng. Hỗ trợ nghiên cứu, kiểm kê di sản phi vật thể nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và 2025 với kinh phí 100 triệu đồng/năm.

Thời gian qua, phong trào bài chòi phát triển rộng khắp các địa phương trong tỉnh Quảng Nam
Thời gian qua, phong trào bài chòi phát triển rộng khắp các địa phương trong tỉnh Quảng Nam

Hỗ trợ sưu tầm hiện vật, kịch bản, lời hát dân ca bài chòi qua các thời kỳ lịch sử, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục liên quan nghệ thuật Bài chòi phục vụ công tác trưng bày tại Bảo tàng Quảng Nam từ năm 2024 - 2026 với 100 triệu đồng/năm.

Hỗ trợ số hóa, tư liệu hóa di sản phi vật thể nghệ thuật Bài chòi trong 2 năm 2024, 2025 với kinh phí 150 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị các câu lạc bộ Bài chòi tại cộng đồng từ năm 2024 - 2030 với kinh phí 60.000.000 đồng/câu lạc bộ, hỗ trợ duy trì hoạt động 9 triệu đồng/câu lạc bộ/năm.

Hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác quản lý di sản Bài chòi cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa các cấp từ năm 2024 - 2027 với 70 triệu đồng/lớp.

Đặc biệt, truyền dạy thí điểm nghệ thuật Bài chòi tại các trường học, đưa vào hoạt động ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu cho học sinh. Mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập 1 câu lạc bộ Bài chòi để thực hành, trình diễn, trao truyền nghệ thuật Bài chòi. Cụ thể, hỗ trợ truyền dạy thí điểm nghệ thuật Bài chòi cho 80 câu lạc bộ Bài chòi tại 80 trường tiểu học, THCS, thời gian thực hiện trong năm 2024 với kinh phí 20 triệu đồng/câu lạc bộ/trường/năm. Các câu lạc bộ Bài chòi ở các trường cũng sẽ được hỗ trợ duy trì hoạt động 7 triệu đồng/trường/năm.

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu chung là bảo tồn, phát huy giá trị di sản Bài chòi, một loại hình nghệ thuật được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nâng cao quy mô, số lượng, chất lượng các câu lạc bộ, đội, nhóm bài chòi.

Tiếp tục gìn giữ, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho các thế hệ mai sau về những giá trị độc đáo của nghệ thuật bài chòi; nâng cao nhận thức, lòng tự hào của các tầng lớp Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đó, xây dựng bài chòi thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam.

Mục tiêu cụ thể là 100% các câu lạc bộ Bài chòi được cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập, có quy chế, điều lệ để tổ chức và duy trì sinh hoạt thường xuyên được hưởng các chính sách hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị và duy trì hoạt động.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.